7 việc liên quan đến IT nhưng không cần phải code
Khám phá 7 nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành IT mà không đòi hỏi kỹ năng lập trình - từ Tester, BA đến Product Manager, tất cả đều mang lại cơ hội phát triển sự nghiệp và thu nhập tốt cho những người yêu công nghệ nhưng không thích code!

Một số bạn mình quen học IT nhưng không muốn đi code (trở thành Developer). Vậy còn có nghề nào mà liên quan đến IT nhưng không cần phải code không?
1. Tester, QC, QA
Tester là người kiểm tra phần mềm có lỗi không và báo cho dev sửa. Có nhiều nhánh như test tay (manual), test tự động (automation), QC, QA.
Theo hướng này thì tương lai có thể chuyển sang Business Analyst được. Nếu bạn thích phân tích, đam mê cái đẹp, ý nhầm đam mê sự hoàn hảo, chi tiết, tỉ mỉ nhưng không thích code thì có lẽ tester phù hợp với bạn.
Theo mình, lương khởi đầu của tester sẽ thấp hơn dev. Nhưng trình senior trở lên thì cũng như nhau.
2. Change managment (Quản lý thay đổi)
Ở các công ty product lớn, mỗi tuần sẽ release phiên bản mới của ứng dụng. Như Shopee mình từng làm có tuần release cả chục tính năng lớn nhỏ. Cần có một người để dùng trước tính năng, viết hướng dẫn, đi train để các team khác biết cách dùng.
3. Business Analyst (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ)
Thường thì vị trí này sẽ rõ ràng hơn ở các công ty outsource. BA là người sẽ đi gặp khách hàng để lấy yêu cầu, sau đó làm việc trực tiếp với khách và team nội bộ. Trên blog đã có vài bài phỏng vấn BA, bạn có thể xem qua để hiểu rõ hơn nhé:
https://niviki.com/kinh-nghiem-chuyen-tu-quality-control-sang-business-analyst-voi-hoang-phan/
https://niviki.com/phong-van-business-analyst-ba-ky-su-phan-1/
4. Product Owner (PO)
Theo mình, Product Owner khá giống BA. Thường các công ty outsource sẽ dùng title BA, công ty product sẽ dùng title Product Owner.
BA sẽ làm việc với khách hàng, còn khách hàng của PO là end users, một số trường hợp PO làm sản phẩm nội bộ cho công ty nên khách hàng là team khác trong công ty dùng :D
Thường thì đa số làm BA, Dev, Product Associate, Product Operation gì đó rồi nhảy sang PO. Đơn giản vì ít công ty tuyển fresher PO hoặc intern PO cả. Hoặc bạn cũng có thể tự làm một product gì đó có tiếng chút rồi nhảy sang PO luôn cũng được. Mà tầm làm được product có tiếng thì chắc cũng không muốn đi làm cho người khác nữa rồi.
5. Tuyển dụng IT
Đa số nhân viên tuyển dụng sẽ có background về kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản trị con người, marketing, vv. Nhưng nếu sau khi học IT 4 năm trời bạn cảm thấy thích làm việc với con người hơn là máy móc thì HR sẽ là vị trí phù hợp với bạn đó.
So với những người không có background IT, bạn có thể viết Job Description trơn tru, network nhiều, hiểu được nhu cầu và nguyện vọng của ứng viên hơn. Thành ra khả năng cao bạn sẽ tuyển/giữ được đúng người hơn.
Nhưng điểm khó là bạn phải làm quen với những công việc của nhân viên hành chính, nhân sự.
6. UI/UX designer
Thường thì UI/UX designer cũng không cần phải hiểu hay biết code đâu. Nhưng biết một tý sẽ là lợi thế cạnh tranh của bạn. Thường dev hay chửi design óc vì toàn nghĩ ra mấy component siêu phức tạp, không cần thiết, code mấy ngày chưa xong.
7. Techincal Writer
Với công việc này, bạn có thể phải viết:
-
Viết tài liệu nội bộ
-
Tài liệu hỗ trợ khách hàng (hoặc hướng dẫn sử dụng)
-
Hoặc là chịu trách nhiệm phát triển nội dung blog. Ví dụ công ty đang bán một phần mềm SaaS Quản lý hoá đơn, bạn phải nhảy vô viết cách dùng, ưu điểm của phần mềm hoá đơn, tại sao cần dùng phần mềm hoá đơn chẳng hạn.
Mấy bạn Copywriter cũng có thể viết được nhưng nếu không biết IT sẽ dùng từ ngữ không chuẩn.
Update from readers:
8. Quán nét Owner
Việc bạn quyết định trở thành Quán nét Owner sẽ góp phần không hề nhỏ vào sự phát triển của nền Esport Việt Nam. Với kinh nghiệm học IT, bạn có thể tự tin cài Win dạo, cài game, lắp dây mạng mà không cần phải outsource.
Mở quán net - một lựa chọn không hề tệ
Kết
Nói chung cũng còn nhiều việc nữa liên quan đến IT nhưng không cần phải code. Nhưng những việc này hầu như không tuyển junior, một số khác thì mình không rành nên không đề cập trong bài. Bạn nào biết thêm cứ chia sẻ ở phần comment bên dưới nhé.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Bài này không phải AI viết
Suy ngẫm chân thành về giá trị của việc viết thủ công trong kỷ nguyên AI. Dù AI có thể tạo nội dung hiệu quả, bài viết này là lời khẳng định về sự kết nối cá nhân và giá trị độc đáo mà con người mang lại cho văn bản của mình.

9 lý do tại sao bạn nên mua máy đọc sách Kindle
Bài viết chia sẻ 9 lý do thuyết phục để đầu tư máy đọc sách Kindle, từ công nghệ E-Ink thân thiện với mắt, pin trâu đến khả năng học tiếng Anh hiệu quả với từ điển tích hợp. Tác giả phân tích chi tiết những ưu điểm vượt trội như tính tiện lợi, trải nghiệm đọc sách tuyệt vời và tính kinh tế so với sách giấy, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện trước khi quyết định mua thiết bị này.

7 cách để cập nhật công nghệ mới
Khám phá 7 phương pháp hiệu quả để luôn cập nhật với xu hướng công nghệ mới nhất. Từ việc theo dõi các chuyên gia trên Twitter, GitHub đến tham gia các hội thảo và cộng đồng lập trình, bài viết cung cấp hướng dẫn thiết thực giúp lập trình viên không bị tụt hậu trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt.

Đầu tư?
Bài viết chia sẻ về các lĩnh vực đáng đầu tư cho lập trình viên ngoài kỹ năng thuật toán, bao gồm kiến thức kinh tế/kinh doanh, marketing bản thân, công nghệ theo mô hình T-shaped, kỹ năng đọc/viết, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân để phát triển toàn diện.

Axie và Coin98 thành công
Góc nhìn thẳng thắn về thành công của Axie và Coin98 - hai dự án blockchain Việt Nam đã gọi vốn triệu đô và xây dựng hệ sinh thái rộng lớn. Bài viết phản biện những quan điểm tiêu cực và đánh giá đúng giá trị của những người tiên phong.
