Do things that don't scale - Lời khuyên tốt nhất để validate idea làm app
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc kiểm chứng ý tưởng ứng dụng bằng cách thủ công trước khi đầu tư thời gian và công sức vào lập trình. Tác giả khuyên nên 'làm những việc không thể mở rộng' như thu thập dữ liệu thủ công, sử dụng các nền tảng no-code để kiểm chứng nhu cầu thị trường trước, và chỉ phát triển ứng dụng đầy đủ khi đã có người dùng trả tiền.

Do things that don't scale
Lời khuyên đúng nhất mà mình trải nghiệm.
Một năm qua launch hơn chục apps, những apps phức tạp làm cả tháng trời thì lợi nhuận hầu như bằng 0 hoặc chỉ vài đồng.
Còn những apps có lợi nhuận thì hầu như đều phải làm thủ công. Cho nên là bước đầu tiên để làm app là đừng làm app.
Mà phải tìm cách validate trước bằng tay, thủ công, copy paste, cực cũng được. Đừng nghĩ là mình code được nên phải code cho đã tay. Xong không ai cần thì còn tệ hơn.
Đợi có tiền, có người dùng trả tiền cho mình rồi muốn làm gì thì làm, cũng đâu có muộn.
Ví dụ ý tưởng mà mình vừa launch tuần trước (trong hình)
Mình muốn làm một app để crawl (thu thập dữ liệu) về những app được làm với #nocode mà có doanh thu để user làm market research.
Nhưng mình validate trước bắt cách thu thập thủ công. Dùng Alexa để check pageview, ranking từng site một, copy-paste từng link một. Ai mua thì cũng thêm họ vào Airtable từng người một.
Sau đó dùng Airtable để lưu data và setup Gumroad để bán thử cái database này.
Sau khi launch thì cũng được mười mấy sales và validate được nhu cầu là có hay không. Mà tổng thời gian làm chỉ khoảng 5h. Còn nếu làm app ngay chắc hơn trăm giờ.
Như mọi người thấy là có nhiều cách để validate idea, và việc dùng #nocode platform đã hỗ trợ chúng ta rất nhiều:
-
Muốn bán sản phẩm digital có thể dùng Gumroad, Teteso (VN)
-
Muốn bán khoá học dùng Teachable, Hachium (VN)
-
Muốn làm mobile app thì có GlideApps, Bubble
-
Muốn làm marketplace thì Sharetribe
-
Và rất nhiều trường hợp khác Việc validate idea với #nocode giúp bạn đỡ tốn nhiều chi phí và thời gian.
Mọi người có thể tham gia group Nocode Việt Nam để tìm hiểu nhiều hơn về nó.
https://www.facebook.com/groups/nocodevietnam
Sắp tới có thể mình sẽ mở các lớp bootcamp về nocode và validate ý tưởng. Nếu quan tâm bạn có thể comment hoặc inbox, mình sẽ giải thích thêm nếu cần.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Sự Phát Triển của Micro SaaS: Tại sao Năm 2024 sẽ là năm của Phần mềm Chuyên Biệt
Bài viết phân tích xu hướng phát triển của Micro SaaS trong năm 2024, giải thích khái niệm và sự khác biệt giữa SaaS truyền thống và Micro SaaS. Tác giả trình bày các đặc điểm của doanh nghiệp Micro SaaS, lý do tại sao 2024 là thời điểm bùng nổ của mô hình này, và hướng dẫn cách xây dựng một Micro SaaS thành công với công nghệ nocode. Bài viết cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế và các bài học từ những dự án Micro SaaS của chính tác giả.

Thời của các chuyên gia đã tới: Tạo app trên ChatGPT Store
Giới thiệu về tính năng GPTs của ChatGPT cho phép người dùng tạo trợ lý AI riêng biệt dựa trên chuyên môn của mình và đăng lên ChatGPT Store.

Vấn đề là không có vấn đề
