FaceScreen
Bài viết phân tích về Facebook và chiến lược của Mark Zuckerberg trong việc giữ người dùng dán mắt vào màn hình càng lâu càng tốt. Tác giả so sánh Facebook hiện tại với FaceMash - dự án đầu tiên của Mark, đồng thời đặt câu hỏi về giá trị thực sự của mạng xã hội này và sự cần thiết của việc thể hiện bản thân trên không gian ảo.

Facebook nên hiểu theo nghĩa đen là mặt nhìn vào sách, chứ không phải mặt dán vào màn hình như hiện giờ.
Trong khi Elon Musk đang cố gắng hoàn thành sứ mệnh cao cả đưa con người lên sao Hoả, thì Mark Zuckerberg đang khiến mọi người nhìn vào màn hình càng lâu càng tốt để bán quảng cáo.
Mark từng làm một website gọi là FaceMash trước Thefacebook - tiền thân của Facebook bây giờ. FaceMash cho mọi người so sánh hình ảnh của những nữ sinh trong trường và đánh giá xem ai nóng bỏng hơn và xếp hạng họ. FaceMash đã vi phạm quyền riêng tư của người khác nên cũng đã bị đóng sau đó.
Mặc dù Mark phủ nhận trước quốc hội Mỹ trong phiên điều trần năm 2020 [1] rằng FaceMash chỉ là một trò đùa và nó không liên quan gì đến Facebook sau này, nhưng Facebook hiện tại chỉ là bản nâng cấp siêu to khổng lồ của FaceMash mà thôi.
-
Với FaceMash, Mark từng hack vào website trường để lấy hình ảnh nữ sinh của một trường học [2], giờ Facebook cũng thu thập dữ liệu, đọc tin nhắn hàng tỷ người dùng
-
FaceMash chỉ là nơi để so sánh độ hot của nữ sinh, giờ Facebook đã thành nơi so sánh, bàn tán, chỉ trích, lăng mạ, body-shaming tất cả mọi người
Vậy đa số người dùng Facebook được gì khi sử dụng nó? Cái được lớn nhất là được thể hiện bản thân miễn phí.
Mong muốn thể hiện bản thân là nhu cầu cao nhất trong kim tự tháp Maslow. Để mọi người có thể thoả mãn nhu cầu được thể hiện mình, Facebook đã chi rất nhiều tiền nghiên cứu hành vi người dùng và tạo ra những tính năng khiến chúng ta dùng nó nhiều hơn. Nhưng liệu thể hiện bản thân trên một xã hội ảo có cần thiết?
Có bao nhiêu người thực sự quan tâm bạn ăn gì, nghe nhạc gì, làm gì, đi tới đâu, cảm giác thế nào hay không?
Bạn có cần thêm sự công nhận để biết mình xinh đẹp, giỏi giang, đa tài, hạnh phúc hay không? Những thứ bạn chia sẻ về cuộc sống riêng tư có thực sự là chia sẻ tích cực, hay là tác nhân gây áp lực lên người khác, hay tệ hơn là chất liệu để người khác ganh tị, dòm mó.
-
Những lượt thích có thực sự là thích?
-
Những lượt tương tác có thực sự là tương tác?
-
Danh sách bạn có thực sự là bạn?
Để biết một thứ gì đó thực sự cần thiết với mình hay không, hãy tự hỏi nếu thứ đó mất đi, bạn sẽ như thế nào?
-
Nếu không có Facebook, bạn vẫn có thể dùng Telegram để chat với bạn bè
-
Nếu không có Facebook, bạn vẫn đọc tin tức bình thường
-
Nếu không có Facebook, bạn vẫn tham gia các group trên diễn đàn bình thường
-
Nếu không có Facebook, bạn sẽ gửi thẳng khoảnh khắc đến người bạn muốn khoảnh khắc đó được xem
Sắp tới FaceBook sẽ tập trung phát triển mảng Metaverse, nên sẽ giới thiệu một tên mới cho công ty. Dù tên gì đi chăng nữa thì sứ mệnh của họ cũng là khiến bạn dán mắt vào màn hình càng lâu càng tốt.
P/s: Bạn có thể vào link này xem Facebook lấy thông tin gì của bạn và tải xuống xem
https://www.facebook.com/dyi
[1] https://www.thecrimson.com/article/2003/11/19/facemash-creator-survives-ad-board-the/
[2] https://www.washingtonpost.com/news/the-switch/wp/2018/04/11/channeling-the-social-network-lawmaker-grills-zuckerberg-on-his-notorious-beginnings/
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Cuộc chiến không ngừng nghỉ: Câu chuyện về Trump, FED và điệu nhảy lãi suất
Phân tích chuyên sâu về cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong việc điều chỉnh lãi suất. Bài viết giải thích cách lãi suất ảnh hưởng đến nền kinh tế, vai trò của FED trong việc ngăn chặn khủng hoảng, tác động của chính sách tiền tệ đến đồng đô la, và các công cụ tài chính được sử dụng để đối phó với suy thoái kinh tế. Đây là góc nhìn toàn diện về mối quan hệ phức tạp giữa chính trị và chính sách tiền tệ.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Sự ổn định trong khởi nghiệp
Bài viết phân tích sự đánh đổi giữa doanh thu cao ngắn hạn và doanh thu thấp dài hạn trong khởi nghiệp. Tác giả so sánh hai mô hình: startup có doanh thu $10k-$20k/tháng trong 4 tháng và startup có doanh thu $1k/tháng trong 3 năm, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm của mỗi mô hình. Bài viết cũng thảo luận về tầm quan trọng của sự ổn định, chiến lược exit, và cách xây dựng kế hoạch kinh doanh bền vững cho người khởi nghiệp.

Phỏng vấn Business Analyst (BA) ký sự - phần 1
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế của một QA chuyển sang phỏng vấn vị trí Business Analyst, cùng những bài học và lời khuyên cho người mới bắt đầu.

4 điều cần biết về Progressive Web App
Khám phá cách PWA đang cách mạng hóa trải nghiệm web với khả năng hoạt động offline, tốc độ siêu nhanh và trải nghiệm như native app. Tương lai của web đã ở đây!