Học tiếng Anh qua phim liệu có hiệu quả?
Bài viết phân tích hiệu quả của việc học tiếng Anh qua phim, với các lý do như tiếp cận ngôn ngữ thực tế, học cách phát âm tự nhiên và tăng vốn từ vựng trong ngữ cảnh. Tác giả chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và đánh giá phương pháp này so với học từ sách giáo khoa truyền thống.

Hello các bạn.
Liệu có bao giờ các bạn đã tìm kiếm từ khóa "Học tiếng Anh qua phim liệu có hiệu quả?" trên Google chưa; có bao giờ các bạn đã từng và đang sử dụng phương pháp này. Bạn nghi ngờ về mức độ hiệu quả của nó. Bài viết hôm nay mình sẽ trình bày kinh nghiệm của mình về vấn đề này!
Okey, let's start!
# Các Lý do bạn nên xem phim để học tiếng Anh:
Xem phim thì đương nhiên sẽ vui và ít nhàm chán hơn việc học ngữ pháp, từ vựng trong sách giáo khoa rồi phải không? Nhưng mà vui không thì chưa đủ, phải học được gì chứ nhỉ? Tại sao chúng ta nên xem phim thay vì học trong SGK?
1. Bạn sẽ được học tiếng anh thực sự:
Mình thấy tiếng Anh trong SKG chỉ dùng để đi du lịch thôi, ai mà xài mấy câu đàm thoại trong đó. Ai mà dùng How are you -> I'm fine, thank you and you? Trong phim người ta dùng "tiếng Anh thực sự" như How's it going? hay What's up? thôi.
Tiếng Anh trong phim là tiếng Anh thực sự, nó hầu như được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế, việc xem phim sẽ giúp chúng ta cải thiện được nhiều khả năng tiếng Anh đấy nhé.
2. Bạn sẽ được học tiếng Anh trong ngữ cảnh:
Cái này là quan trọng nhất nè. Ví dụ bạn xem phim điều tra tội phạm đi, bạn xem cỡ chục bộ là bạn đã có 1 danh sách các từ thường gặp trong chủ đề điều tra, hình sự rồi.
Thông thường, ở trường giáo viên thường cho các bạn một danh sách một đống từ vựng rồi bắt các bạn học thuộc. Cho dù thuộc ít khi bạn nắm rõ được từ này được dùng để làm gì và cách dùng như thế nào. Tuy nhiên , khi xem phim thì khác nhé.
Lấy ví dụ từ "detective", bạn tra từ điển thì thấy nó có nghĩa là "người điều tra tội phạm". Nhưng khi xem phim thì bạn sẽ thấy nó được sử dụng nhiều hơn. Nó có thể đứng trước tên một người: Detective Conan; hay là nó là một nghề: he's a detective chẳng hạn
3. Bạn sẽ hiểu được cách nhấn âm, bộc lộ cảm xúc:
Ví dụ cụm từ "I LOVE YOU"
Nếu mà diễn viên nhấn vào từ YOU ( Là YOU chứ không phải ai khác )
Nếu mà diễn viên nói nhỏ nhẹ tức là đang ngại ngùng thổ lộ tình cảm
Hay nếu hét lên I LOVE YOU thì có thể biểu lộ sự tức giận chẳng hạn :D
# 3 Cách học tiếng Anh qua phim hiệu quả:
1. Chọn đúng phim:
Bạn không thích phim hành động mà bắt bạn xem thì làm sao học được gì. Mà cũng đừng chọn phim không tiếng nha :D. Mình thì khuyến khích bạn nên xem mấy phim truyền hình Mỹ như New girl hay Friends đều được.
Tiếp theo là phải chọn đúng phim với trình độ của bản thân. Mới học mà xem Romeo and Juliet thì xác định là chỉ nghe được giới từ thôi nhé. Mình đùa đấy, nhưng bạn phải lựa chọn phim đúng trình độ của mình nhé. Ở Việt Nam, mình thấy có một trang xem phim online có phân loại các cấp độ phim rất hay, tuy nhiên trang này có tính phí nhé. Bạn xem tại đây nha: http://www.studyphim.vn/
2. Lặp lại các cụm từ hay gặp:
Đơn giản vì mấy cụm từ này rất được sử dụng trong đời thường. Ví dụ như You've got to be kidding, Make up one's mind, you betcha, vv..
3. Xem từng đoạn một:
Các bạn nên chia phim ra thành nhiều đoạn từ 5-10 phút để xem. Mình biết như vậy sẽ rất nhàm chán. Tuy nhiên, đây là cách hiệu quả nhất. Lần đầu bạn xem với sub để hiểu hết ý của đoạn đó. Các lần sau thì tắt sub đi, xem đi xem lại đến khi hiểu hết thì mới qua đoạn mới.
Các bộ phim nên xem:
1. Finding Nemo
2. Harry Potter
3. Lord of the Rings
4. New Girl
5. Friends
..............................
Cảm ơn đã đọc bài viết của mình.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Chọn ngành, chọn trường gì?
Góc nhìn mới về việc chọn ngành học đại học - không chỉ dựa vào tiềm năng việc làm hay mức lương, mà quan trọng hơn là hiểu rõ đam mê và sở thích cá nhân. Bài viết phân tích những câu hỏi cốt lõi mà học sinh cần tự vấn, cùng với lời khuyên thực tế về việc thử sai, khám phá bản thân, và tầm quan trọng của việc dám thay đổi khi nhận ra mình đã chọn sai hướng.

Daily Stoic - Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào đời sống một cách dễ dàng
Triết lý sống từ chủ nghĩa khắc kỷ qua cuốn sách Daily Stoic của Ryan Holiday - công cụ hữu hiệu giúp đối mặt với stress, áp lực công việc và những thách thức cuộc sống. Tìm hiểu cách áp dụng triết lý cổ đại này vào thực tế hiện đại!

Bức xức không làm ta vô can & Điểm đến cuộc đời
Đánh giá hai tác phẩm của Đặng Hoàng Giang với góc nhìn phản biện về những vấn đề xã hội nóng hổi. Bài viết phân tích cách tác giả sử dụng văn phong châm biếm, mỉa mai để thúc đẩy tư duy phản biện, đồng thời chia sẻ những suy ngẫm cá nhân về giá trị của hai cuốn sách này.

Đã mua Xamarin sao còn tạo ReactXP?
Phân tích về ReactXP - framework đa nền tảng của Microsoft dựa trên React/React Native, so sánh với Xamarin và lý giải chiến lược phát triển song song hai công nghệ này của Microsoft trong thị trường phát triển ứng dụng đa nền tảng.

Các công cụ xây dựng MVP cho non-coder
Bài viết giới thiệu các công cụ no-code giúp người không biết lập trình vẫn có thể xây dựng MVP (Minimum Viable Product) hiệu quả. Tác giả chia sẻ kinh nghiệm thực tế với các nền tảng như Bubble.is để tạo web app, Shopify cho thương mại điện tử, Configure.IT và Dropsource để phát triển ứng dụng di động. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các startup khi muốn kiểm chứng ý tưởng sản phẩm trước khi đầu tư lớn.