Lừa đảo thời công nghệ phần 1
Bài viết phân tích các phương thức lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội và internet, giải thích khái niệm 'false positive' trong việc nhắm mục tiêu nạn nhân và cảnh báo về việc sử dụng chatbot để dụ dỗ người dùng. Tác giả khuyến cáo người dùng cẩn trọng với các lời mời gọi trúng thưởng, quà tặng miễn phí trong thời đại công nghệ.

Có ngu mới bị lừa
Rất đễ thấy những tin nhắc lừa đảo như thế này trên Internet trên Facebook, Email, website.
Hoặc share bài để được nhận thưởng giống vậy, dưới là một page giả mạo kêu gọi share bài để trúng thưởng.
Đối với mình, khi thấy tin nhắn như vầy, điều đầu tiên là mình xóa ngay, block thằng gửi tin này. Như ví dụ trên page Lazada giả mạo này chỉ được 20k like, trong khi page chính chủ 16 triệu like. Chỉ cần search 1 giây là biết ngay page nào giả, page nào thật rồi
Liệu còn có người nhẹ dạ cả tin, dễ bị lừa như vậy sao? Liệu tụi lừa đảo có quá ngu?
Nhưng không, bọn lừa đảo biết điều này chứ.
False Positive
Trong y học cũng như công nghệ thông tin có một thuật ngữ gọi là false positive. Đây là ám chỉ cách lọc một phần nhỏ trong tổng thể rất lớn.
Làm sao trong số hàng trăm ngàn người, những kẻ lừa đảo có thể biết được ai là những người dễ bị dụ nhất?
Bây giờ gửi tin nhắn lừa đảo đến 100000, một trăm người sẽ nhắn tin trả lời ( khoảng 0.001% ). Tức là những người này có khả năng rất cao sẽ bị lừa. Một tin nhắn cực kỳ vô lý, phi logic, tiền từ trên trời rơi xuống như vậy mà vẫn có người trả lời thì họ khá là dễ dụ.
Đây là một bài test hữu hiệu nhất , đã lượt bỏ hết những đối tượng không thể lừa như mình chẳng hạn. ( Bởi vì mình thấy những tin như vậy là block ngay rồi ). Bọn lừa đảo sẽ block ( bỏ qua ) những người như mình ngay lập tức và chỉ tập trung vào những con mồi dễ ăn hơn. Chúng sẽ yêu cầu con mồi gửi thông tin cá nhân, chuyển tiền, vv. Đến lúc mất tiền thì họ chỉ biết trách bản thân sao khờ vậy.
Lừa đảo bằng ChatBot
Chatbot hay gọi ngắn là bot là chương trình máy tính có dùng trí tuệ nhân tạo để giao tiếp với người. Nhiều kẻ lừa đảo đã dùng những phần mềm này để dụ khỉ người khác, đặc biệt là những website hẹn hò, website người lớn.
Ở những site như vậy, sau khi đăng ký tài khoản xong, bạn ngay lập tức nhận được thông báo như "Ngọc Trinh đã gửi lời mời kết bạn với bạn". Kèm theo là một tấm hình vô cùng sexy (nếu tài khoản là gái sẽ thấy hình trai 6 múi, soái ca). Khi bạn bấm đồng ý kết bạn, bạn có thể chat với người này, nhưng thật ra nó là bot. Nó có thể chat vài câu với bạn.
Nhưng để chat tiếp, bạn phải nạp tiền. Tuy nhiên sau khi nạp tiền thì sẽ không chat được nữa. Người dùng sẽ không nghi ngờ gì vì nghĩ là "à, con này/thằng này thả thính mình, nó chảnh chó thôi, mình sẽ thử đứa khác". Quá trình bị dụ vẫn tiếp tục diễn ra.
Năm ngoái, trang hẹn hò nổi nhất thời với hàng triệu users - Ashley Madison bị hackers bốc phốt hơn 50% users là do máy tự tạo ra. Tinder - app hẹn hò số một hiện giờ cũng bị dính nghi án tự tạo users ảo để dụ người dùng. Đương nhiên Tinder phủ nhận điều này.
Bạn nghĩ trang này có 37 triệu users thật không?
Có rất nhiều trang mạng xã hội đang dùng users giả đấy. Có khi bạn đã kết bạn, follow và cả nhắn tin với máy mà không biết đó.
Tổng kết
Cách mạng công nghiệp lần 4 đang diễn ra, nếu ta không xài công nghệ thì sẽ bị tụt lại phía sau ngay. Nhưng đừng vì thế mà nhẹ dạ, cả tin giữa thế giới ảo này. Không ai cho không ai thứ gì trừ cha mẹ chúng ta thôi. Vì thế đừng share mấy cái trúng thưởng gì nữa, dù nó có lừa đảo hay không, việc họ có trao giải hay không, trao giải cho ai cũng không ai biết. Chủ yếu chỉ là tăng like cho trang đó.
Còn chuyện yêu đương tốt nhất gặp mặt trực tiếp, bây giờ đã quá ảo rồi.
Hẹn gặp các bạn với những chiêu lừa đảo và cách phòng tránh ở bài sau nhé!
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Tư duy ngược trong thời đại AI

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Có nên nghỉ việc để tham gia một startup?
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân và bài học từ việc nghỉ việc tại công ty lớn để tham gia startup. Tác giả phân tích tầm quan trọng của việc có kế hoạch dài hạn cho cuộc đời, đánh giá cẩn thận trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc, và lợi ích của việc khởi nghiệp trong lĩnh vực mình am hiểu. Những chia sẻ thực tế giúp người đọc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi rời bỏ công việc ổn định để theo đuổi cơ hội tại các startup.

Review học Java trên Coursera
Bài viết đánh giá về hai chương trình specialization Java trên Coursera từ Duke University và University of California, San Diego. Tác giả so sánh nội dung, cách tiếp cận và lợi ích của từng khóa học, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về việc xin học bổng financial aid trên nền tảng này.