Review Khóa học Quản lý sản phẩm trên Coursera
Đánh giá chi tiết về Specialization 'Software Product Management' của University of Alberta trên Coursera, bao gồm 6 khóa học về quản lý sản phẩm phần mềm từ cơ bản đến chuyên sâu.

Học 6 khóa trong một tuần?
Tuần trước, khi gần xong dự án của khách hàng, mình có tranh thủ định học vài khóa bổ sung kiến thức. Mò mẫn trên mạng thấy Coursera có 1 Specialization về quản lý sản phẩm là: Software Product Management by Uiversity of Alberta Software Product Management
Vì trên Coursera nếu bạn hoàn thành trong 7 ngày (thời gian trial) thì vẫn được cấp chứng chỉ như thường. Cái này không phải cheat nha, tại vì một khóa học, họ dự tính tới tới 3-4 tuần lận. Mà nếu mình học nhanh thì hết trial còn gì đâu học. Thế là được free. Tinh thần hiếu học dâng cao =)).
Thực ra nhìn nội dung thì mình cũng biết gần hết khoảng 70% rồi, nên cũng khá tự tin. Muốn học để review lại kiến thức với cách họ hướng dẫn sao.
Xem thêm:
Quản lý sản phẩm là gì - Tại sao cần học - Ai nên học?
Người ngoại đạo nhìn vô cứ tưởng làm phần mềm thì chỉ cần ngồi code là được.
Nhưng làm cái gì cũng phải có quy trình, cách tiếp cận, cách lên kế hoạch, cách giao tiếp, làm việc với người khác. Những thứ càng phức tạp thì càng cần có cách làm đúng.
Như việc xây nhà, nhìn ngoài vô thì mình cũng nghĩ ừ thì kiếm thợ hồ, thợ xây, thợ điện, mua vật liệu rồi về làm thôi. Nhưng làm sao biết hàng trăm đầu việc khác cần làm .
Nhà xây không đúng cách sẽ sập, phần mềm làm không đúng cách thì khách hàng bực bội, team dev bị dí deadline, sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thật là tai hại mà! Vậy nên mới cần học để hiểu và làm đúng.
Khóa học sẽ phù hợp với những đối tượng sau:
-
Những bạn không có background về IT nhưng muốn tìm hiểu về cách xây dựng phần mềm.
-
Founder không có background về tech nhưng muốn thuê outsource làm phần mềm hoặc muốn làm việc với team dev hiệu quả hơn
-
Các bạn làm freelancer giống mình. Học để khi 'mần' với khách hàng nó đúng quy trình hơn.
Review nội dung
Specialization này gồm 6 khóa. Các bạn nên học theo trình tự thì sẽ tốt hơn.
-
Khóa 1: Intro
-
Khóa 2: Tổng quan về các quy trình phát triển phần mềm. Tổng quan về Agile
-
Khóa 3: Software Requirement (Phân tích yêu cần khách hàng, người dùng)
-
Khóa 4: Agile Planning
-
Khóa 5: Reviews & Metrics. (Chỉ số và đánh giá quy trình, phần mềm)
-
Khóa 6: Capstone Project. Giả định bạn là Product Manager của một dự án. Đa số là làm bài tập dựa trên kiến thứ của 5 khóa trước.
Để hoàn thành được các khóa thì bạn phải làm quiz dạng trắc nghiệm ở cuối mỗi tuần, và cuối khóa.
Một số khóa sẽ phải submit bài tập như vẽ Wireframe, viết User story, làm bảng phân chia công việc, viết UAT test, vv.
Ngoài việc submit bài của bạn, bạn phải chấm chéo bài của học viên khác nữa.
Khi đi học, trường cũng có 1 môn là Công nghệ Phần mềm chuyên sâu. Nội dung thì cũng tương đồng như Specialization. Nhưng môn Công nghệ Phần mềm chuyên sâu có thêm phần lập trình phần mềm luôn, tính ra là nặng hơn Specialization này.
Do đó, mình đã bỏ 2 khóa là Khóa 4 với Khóa 6. Với lại học cũng không kịp trong 1 tuần được. Còn phải fix bugs cho khách hàng nữa.
Kết
Mình nghĩ Specialization Quản lý sản phẩm trên Coursera này phù hợp với những bạn quan tâm về quy trình phát triển phần mềm, cách quản lý sản phẩm.
Nếu bạn muốn làm các vị trí như Business Analyst, Product Manager, Project Manager thì học để bổ sung kiến thức + có chứng chỉ làm đẹp profile, CV cũng khá hợp lý.
Có vài chứng chỉ làm màu cũng được
Còn những bạn 'ngoại đạo' hay lập trình viên freelancer có thể học và áp dụng kiến vào dự án thực tế luôn cho máu. (Có thể những bài viết sau, mình sẽ viết thêm về quy trình phát triển phần mềm với Agile)
Mà nên học vì kiến thức chứ đừng ham mấy cái chứng chỉ nha. Như mình chứng chỉ cả đống vẫn thất nghiệp thôi.
Còn bạn thì sao, có khóa học gì hay chia sẻ với mọi người nhé!
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

#5 - NoCode MVP - Buông bỏ để hạnh phúc
Chia sẻ về việc đối mặt với trễ deadline trong dự án NoCode MVP và quyết định buông bỏ một số tính năng để tập trung vào những điều quan trọng nhất.

Cuộc chiến không ngừng nghỉ: Câu chuyện về Trump, FED và điệu nhảy lãi suất
Phân tích chuyên sâu về cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong việc điều chỉnh lãi suất. Bài viết giải thích cách lãi suất ảnh hưởng đến nền kinh tế, vai trò của FED trong việc ngăn chặn khủng hoảng, tác động của chính sách tiền tệ đến đồng đô la, và các công cụ tài chính được sử dụng để đối phó với suy thoái kinh tế. Đây là góc nhìn toàn diện về mối quan hệ phức tạp giữa chính trị và chính sách tiền tệ.