Review 4 tháng tìm ý nghĩa cuộc sống ở Đà Lạt
Bài viết chia sẻ trải nghiệm sống và làm việc tại Đà Lạt trong 4 tháng theo lối sống Digital Nomad. Tác giả chia sẻ về chi phí nhà ở, công việc từ xa, lịch làm việc 4 giờ mỗi ngày, và những sở thích mới phát triển như trượt ván, tập gym, bơi lội và học piano. Bài viết phù hợp cho những ai đang muốn thử nghiệm cuộc sống ở Đà Lạt hoặc tìm kiếm cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Giới thiệu
Mình thích lifestyle kiểu Digital Nomad/Indie Hacker nên không muốn chỉ làm 1 việc hay 1 công ty nhất định. Có thể giờ là vậy nhưng sau này thì không biết sao.
Mục đích ban đầu chỉ ghé qua Đà Lạt khoảng vài tuần rồi đi Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội.
Mình dự tính là sẽ ở mỗi thành phố một thời gian (khoảng 1 tháng) xem thử chỗ nào phù hợp lý ở lâu dài hơn. Tại nhỏ giờ cũng chỉ ở quê và Sài Gòn, mà chắc gì Sài Gòn là nơi phù hợp nhất.
Mà xui cái vừa lên ở được hơn tháng tính đi ra Đà Nẵng ở thử thì dịch bùng lên nên thôi ở Đà Lạt tới giờ luôn. Bài viết sẽ chia sẻ lại một số thứ, sẽ phù hợp với những bạn nào định lên Đà Lạt sống thử vài tháng.
Chuyện nhà ở
Rút kinh nghiệm 1 năm chuyển nhà 3 lần như hồi Sài Gòn, mình thuê luôn kiểu phòng studio có đầy đủ nội thất bếp, tủ lạnh máy giặc, vv hết. Đỡ phải sắm, lúc vào lúc đi cũng xách đồ mình thôi (chị chủ xinh đẹp có đọc tới đây bớt tiền phòng em nha)
Giá nhà thì khoảng 70-80% giá trên Sài Gòn nha. Giá đồ ăn thì cũng ngang thôi vì là nơi du lịch. Mình thì hay mua về nấu nên giá BigC ở đây cũng như BigC thành phố.
Chuyện công việc
Hiện tại thì mình vẫn support #nocode với tư vấn làm MVP. Bên cạnh đó thì mình cũng tự làm mấy side project. Mục tiêu thì vẫn tìm 1 sản phẩm có product market fit rồi sau đó tập trung phát triển nó lâu dài.
Mình có đầu tư thêm vào crypto, cũng viết được 2 bài rồi. Bạn có thể xem thêm ở đây
4 hours work day
Lúc mới lên thì mình cũng chưa có sở thích mới nên cũng duy trì 1 ngày làm việc khoảng 8h.
Sau đó thì mình chỉ làm khoảng 4h/ngày.
Trước kia ở Sài Gòn thì 1 tuần có thể đi cafe với bạn, với khách khoảng mười mấy lần 1 tuần. Giờ lên đây thì không đi được nên cũng tiết kiệm được thời gian cà phê cà pháo này.
Mình thấy lên Đà Lạt thì mát mẻ, yên tĩnh, không ai làm phiền. Nếu mà không tự distract bản thân thì đây là môi trường cực kỳ tập trung để làm việc.
Trong quyển Hell Yeah Or No, Derek Sivers có nói là lâu lâu cũng nên tự tạo môi trường ở 1 mình ở một nơi yên tĩnh để hoàn thành một dự án cá nhân như viết sách, làm phần mềm vì bạn sẽ có một môi trường cực kỳ tập trung vào dự án đó.
Fasting + Ăn chay
Lúc mới lên thì mình có mua cái khoá học primal workout, với có thử ăn kiểu fasting.
Fasting tức là để cơ thể đói, nhịn 1 bữa sáng hoặc bữa tối. Chi tiết về cách hay với nền tảng khoa học đằng sau nó chắc mình để ở post khác. Nhưng nhiều nghiên cứu nói là fasting có lợi nhiều hơn.
Kết hợp với ăn chay nữa thì cũng giảm được 10kg từ 75kg->65kg trong 2 tháng. Hiện tại thì mình không còn fasting cũng như ăn chay nữa tại thấy người hơi ốm 🤦♂️
Các sở thích mới
Mình vẫn duy trì được các thói quen cũ như đọc sách, đi/chạy bộ. Ở Đà Lạt có Hồ Xuân Hương nên chạy quanh bờ hồ khá mát mẻ, view đẹp hơn là mấy công viên đông người trên Sài Gòn
Ngoài ra thì có chơi thêm trượt ván longboard, đi tập gym, học đàn piano, học bơi.
Ván, gym với bơi để có thêm sức khoẻ. Trước giờ mình cũng ít đầu tư vào luyện tập nghiêm túc nên giờ đang giảm bớt thời gian làm việc để quan tâm sức khoẻ hơn. Cũng sợ sau này lỡ có giàu mà không có sức khoẻ thì sức đâu mà tiêu tiền cơ chứ (xạo chó tý)
Piano thì mục đích để tăng trí nhớ với não phải, tại xưa giờ thấy cũng chỉ làm não trái. Dù có viết blog trong thời gian dài nhưng đa số cái mình viết là kiểu logic nên muốn học thử xem sao.
Ý nghĩa cuộc sống
Cũng có người hỏi mình lên Đà Lạt chi, rồi làm gì sống, vv.
Mình đều trả lời là đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Cũng kiểu nửa thật nửa giỡn.
Đôi khi ta cũng tự hỏi bản thân ý nghĩa cuộc sống là gì, ta tồn tại trên đời này để chi.
Nhưng mình nghĩ hỏi vậy thì hơi sai câu hỏi. Không nên tự hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì mà nên hỏi làm gì để cuộc sống nó có ý nghĩa?
Cuộc sống không tự có nghĩa mà mỗi người chúng ta cho nó một/nhiều ý nghĩa qua các trải nghiệm.
Ví dụ bạn mình có đứa đã có vợ có con thì ý nghĩa của nó có thể là muốn trải nghiệm làm chồng, làm cha.
Mình thì muốn leo núi, lên rừng, chơi longboard thật pro, phát triển 1 online business, vv
Đó, cho nên nếu bạn còn đang băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống thì cứ xăn tay lên làm gì đó mà bản thân muốn hoặc thích mà trước giờ chưa làm hay là xách vali đi đâu đó, gặp gỡ những người mới, ở 1 nơi mới thử xem.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Hành trình chữa trị khó quên khi gãy chân và 8 bài học
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân và 8 bài học quý giá từ hành trình chữa trị sau khi bị gãy chân do tai nạn trượt ván. Tác giả kể lại quá trình từ lúc bị thương, chẩn đoán, phẫu thuật đến phục hồi, cùng những suy ngẫm về sức khỏe và tầm quan trọng của việc lắng nghe cơ thể.

Hôm nay bạn làm gì?
Bài viết suy ngẫm về giá trị của thời gian và cách chúng ta sử dụng từng ngày trong cuộc sống. Tác giả đặt câu hỏi 'Hôm nay bạn làm gì?' để khuyến khích người đọc sống trọn vẹn với hiện tại theo tinh thần 'Carpe diem', đồng thời nhắc nhở về việc thời gian là thứ ta hiểu rõ nhưng không thể kiểm soát.

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

GPT-3 sẽ là phát minh quan trọng kể từ Blockchain
Bài viết giới thiệu về GPT-3, mô hình ngôn ngữ tiên tiến của OpenAI và tiềm năng cách mạng của nó. Tác giả phân tích khả năng đa dạng của GPT-3 như viết thơ, làm nhạc, lập trình và thiết kế, đồng thời so sánh tầm ảnh hưởng của nó với công nghệ blockchain trong việc định hình tương lai.

Day 22 - Profitable MVP in 30 Days - Launch checklist
Bài viết ngày 22 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả chia sẻ bảng kiểm tra (checklist) chi tiết trước khi ra mắt sản phẩm ReadingPointer. Bài viết phân loại các mục cần kiểm tra thành nhiều nhóm như kỹ thuật, trang web, nội dung quảng bá, kênh phân phối và phân tích dữ liệu, giúp đảm bảo sản phẩm hoàn thiện và sẵn sàng cho người dùng.