Trải nghiệm một năm chính thức học lập trình

Trải nghiệm một năm chính thức học lập trình
Năm học lớp 11, trong buổi đầu tiên môn Hướng Nghiệp, sau màn giới thiệu tên tuổi, cô giáo yêu cầu mỗi học sinh lên bảng và ghi nghề nghiệp mình muốn làm sau này. Thế là cả lớp nhao nhao lên, một đứa quay qua hỏi đứa kế bên 'Mày làm gì', 'Lơ máy bay' - một đứa bên trái trả lời; 'vá xe lu' - một đứa bên phải chèn vô, 'đánh răng cho sư tử' - thằng trên lại ăn hôi. Cũng phải thôi, đây cũng là điểm yếu của nền giáo dục nước ta, thay vì định hướng, hướng dẫn cho học sinh tìm tòi, khám phá, chúng ta lại thích áp đặt, học sinh chỉ biết học và học. Những đứa như tôi không biết mình thích làm gì trong tương lai nữa. Cô vỗ tay to và ổn định lại lớp. Lần lượt từng đứa lên bảng ghi cái nghề tương lai của nó, đa số con gái chọn khối ngành kinh tế con trai chọn xây dựng, vài đứa học 'trâu' chọn y, chỉ có 3 đứa ghi lập trình viên lên bảng mà thôi, trong đó có tôi.
Cũng phải thôi, có cho tiền tụi bạn cũng chẳng muốn dính tới 'tin học' chứ đừng nói lập trình. Pascal thì học thuộc code để kiểm tra rồi quên, có học phụ đạo Excel với Word mà đa số trong giờ phụ đạo đó, chúng tôi chụm ba chụm bảy nói chuyện, đến giờ thi thì ráng cho qua để lấy được cái bằng phụ đạo được cộng mấy điểm thi tốt nghiệp.
Lúc đó tôi cũng không biết tại sao mình lại ghi lập trình viên. Bởi tôi thích học tiếng Anh và cũng định học ngôn ngữ Anh. Nhưng so với nhiều đứa bạn, tôi được sử dụng máy tính từ sớm. Tính tôi cũng táy máy thích tò mò, hay tháo máy tính ra rồi lắp lại, đương nhiên nhiều lần hư máy tôi đổ thừa là nó 'tự hư'. Vì thế tôi nghĩ mình thích hợp với những thứ liên quan đến máy tính nhất.
Và tính đến hôm nay, hơn một năm chính thức học lập trình chứ không phải thuộc lòng code Pascal như trước, tôi thấy mình thực sự đã thích lập trình. Tôi thấy học lập trình cũng như học thêm một ngôn ngữ mới vậy. Ngôn ngữ có nhiều loại như tiếng Việt, tiếng Anh, Trung, Nga,vv thì lập trình cũng có nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có ngôn ngữ dễ học như tiếng Anh có cái khó học như tiếng Trung, Nhật thì lập trình cũng vậy, có mã máy, ngôn ngữ bậc cao. Nhưng lập trình có nhiều điểm riêng biệt hơn.
Trải nghiệm 1 năm học lập trình
Đến với lập trình, tôi có thể bắt máy tính làm một việc gì đó theo ý mình mà nó không hề phàn nàn miễn là làm sao cho máy tính hiểu là được. Lập trình giúp tôi có thể tạo ra thế giới riêng cho mình. Tôi tạo ra phần mềm và nó phải hoạt động theo ý của tôi. Tôi muốn người dùng bấm cái button (nút) thì nó sẽ hiện ra một trang khác chẳng hạn; hay trong game của tôi, nhân vật chính có thể bất tử, thật quá thú vị. Từ bé, tôi đã ước mơ tạo ra 'thứ gì đó' mà hàng triệu người có thể sử dụng. Lúc tiểu học, tôi cũng tập tành viết truyện cười giống trên báo Mực tím với hy vọng một ngày sẽ trở thành nhà văn để hiện thực giấc mơ của mình, nhưng trong mắt người lớn thì những thứ ấy quả thực vô bổ. Âm nhạc thì tôi mù tịt, không biết nốt nhạc là gì, như thế sao trở thành ca sĩ được. Trở thành diễn viên để đóng phim lại càng không thể. Để tạo ra 'thứ gì đó' mà hàng ngàn người có thể sử dụng chỉ còn con đường học lập trình - đó là con đường đáng để tôi theo đuổi nhất. Tôi có thể xây dựng web application, ứng dụng mobile/desktop , game để nhiều người sử dụng. Giờ nhà nhà máy tính, người người smartphone, máy tính được áp dụng ở mọi lĩnh vực, thời của lập trình đây rồi. Mục tiêu của tôi không còn xa.
Tổng kết hơn một năm học lập trình, tôi đã có thể viết vài ứng dụng quản lý trên desktop như quản lý lớp học/nhà hàng/khách sạn,vv , cũng làm được vài ứng dụng di động, viết vài mini game đơn giản như phá gạch, bắn máy bay cho chính tôi chơi. Tôi từng bước gần hơn với việc có thể tạo ra 'thứ gì đó', bây giờ phải cố gắng hiện thực vế còn lại 'hàng triệu người có thể sử dụng'. Nếu có ai đó hỏi tôi có hối hận khi chọn học lập trình không tôi sẽ mỉm cười và lắc đầu.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Tư duy ngược trong thời đại AI

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Tìm người nước ngoài để nói tiếng Anh
Bài viết hướng dẫn cách tìm người nước ngoài để luyện nói tiếng Anh, giới thiệu các nền tảng như Paltalk với các phòng học trực tuyến 24/7 do người Việt ở Mỹ quản lý. Tác giả giải thích tầm quan trọng của việc thực hành giao tiếp với người bản xứ để vượt qua nỗi sợ và cải thiện kỹ năng nghe nói.

Mô tả tính năng phần mềm dễ hiểu với User story
Bài viết giới thiệu phương pháp User Story để mô tả tính năng phần mềm dễ hiểu cho khách hàng không có background IT. Phương pháp này sử dụng mẫu 'As a, I want to, So that' để xác định người dùng, hành động và lợi ích, kèm theo hướng dẫn chia nhỏ User Story và các ví dụ thực tế.