By-product
Khám phá khái niệm by-product - những sản phẩm phụ bất ngờ trong cuộc sống. Bài viết chia sẻ cách những hành động đơn giản như viết blog hay đọc sách có thể tạo ra giá trị không ngờ, từ mối quan hệ mới đến thay đổi nhận thức, và cách kết nối những điểm này theo triết lý của Steve Jobs.

By-product trong tiếng Anh có nghĩa là một sản phẩm/sự kiện phụ bất ngờ được tạo ra khi làm sản phẩm/sự kiện chính.
Như việc mình viết blog. Mục đích chính ban đầu là để luyện viết, tăng khả năng diễn đạt của bản thân.
Còn by-product là mình có nhiều mối quan hệ mới từ việc viết. Những người đọc blog của mình có người trở thành bạn, có người trở thành đối tác làm ăn.
Việc mình thích đọc sách ban đầu là để luyện tiếng Anh thôi. Nhưng những quyển sách đã thay đổi thế giới quan, nhận thức của mình rất nhiều.
Nếu nói theo khái niệm Connecting the Dots của Steve Jobs thì những chấm (dots) là những by-product trong cuộc đời.
Có khi bạn làm 1 việc nhưng nhận lại tới 2 đến 3 chấm. Có chấm to, xịn; nhưng lại có chấm nhỏ.
Mãi về sau này khi bạn kết nối lại thì bạn mới biết đâu là chấm xịn được.
Vậy nên, khi bạn làm việc gì đó đừng chỉ nghĩ nó chỉ đem lại 1 lợi ích.
Bởi vì trong quá trình làm, bạn sẽ tạo ra nhiều by-product, nhiều chấm để sau này kết nối mọi thứ lại với nhau.
Càng làm nhiều thì càng có nhiều by-product.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Cách làm giàu bằng thực lực
Phân tích triết lý làm giàu của Naval Ravikant, người sáng lập Angel List, qua tweet storm nổi tiếng 'How to Get Rich'. Bài viết giải thích sự khác biệt giữa thịnh vượng và tiền bạc, tầm quan trọng của thu nhập thụ động, và cách xây dựng sự giàu có bền vững thông qua kiến thức chuyên biệt và đòn bẩy không cần xin phép.

Trào lưu độc lập tài chính - nghỉ hưu sớm (FIRE) và Fat FIRE
Bài viết giới thiệu về hai khái niệm tài chính phổ biến: FIRE (Financial Independence, Retire Early) và Fat FIRE. Tác giả giải thích công thức áp dụng quy tắc 4% để đạt được độc lập tài chính, phân tích các rủi ro như lạm phát, và so sánh giữa FIRE thông thường với Fat FIRE - phiên bản nâng cấp cho phép chi tiêu dư dả hơn trong quá trình nghỉ hưu sớm.

Tài sản và dòng tiền (Asset & Cashflow) khác nhau thế nào?
Phân biệt giữa tài sản và dòng tiền trong đầu tư, cách chúng hoạt động và tầm quan trọng của việc xây dựng dòng tiền ổn định.

Finding product market fit is f**king hard
Chia sẻ về những khó khăn trong việc tìm kiếm Product Market Fit, dựa trên kinh nghiệm thực tế từ nhiều dự án với các mức độ thành công khác nhau.

Chọn nền tảng nào để xây dựng ứng dụng di động?
Phân tích chi tiết về hai hướng phát triển ứng dụng di động: native code và cross-platform. Bài viết so sánh ưu nhược điểm của từng phương pháp, từ hiệu suất và trải nghiệm người dùng của native code đến tính linh hoạt và tiết kiệm thời gian của cross-platform như Xamarin, PhoneGap và Ionic. Hữu ích cho các lập trình viên đang cân nhắc lựa chọn nền tảng phù hợp với dự án và nguồn lực hiện có.

Kinh nghiệm chuyển từ Quality Control sang Business Analyst với Hoàng Phan
Bài phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi từ vị trí Quality Control (QC) sang Business Analyst (BA) của Hoàng Phan. Nội dung bao gồm các kỹ năng cần có của BA, sự khác biệt giữa hai vị trí, cách kỹ năng QC hỗ trợ cho công việc BA, và lộ trình phát triển nghề nghiệp. Bài viết cung cấp góc nhìn thực tế về quá trình chuyển đổi nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin.