Có nên học thêm lập trình ở trung tâm?
Phân tích lợi ích và hạn chế của việc học lập trình tại các trung tâm đào tạo, dựa trên trải nghiệm thực tế. Bài viết so sánh sự khác biệt giữa kiến thức đại học và trung tâm, từ tính thực tiễn của nội dung giảng dạy đến chi phí đầu tư. Kết luận với lời khuyên cân bằng: nên học một khóa tại trung tâm nếu có điều kiện, sau đó kết hợp với các khóa học trực tuyến để tiếp tục phát triển kỹ năng.

Chào các bạn,
Các bạn đang còn là sinh viên IT, đang có một số tiền và dự định đi học thêm vài khóa bên ngoài nữa để nâng cao kiến thức nhưng còn đắng đo. Hy vọng bài viết hôm nay của mình có thể giúp bạn. Mình xin nói rõ mình không quảng cáo cho bất kỳ trung tâm nào, mình chỉ nêu ý kiến + trải nghiệm của bản thân mà thôi.
Tại sao phải đi học thêm, kiến thức ở nhà trường chưa đủ hay sao?
Đúng. Học trên trường không thì sẽ không bao giờ đủ ở bất cứ ngành nghề nào. Bạn cần phải trau dồi thêm kiến thức từ thực tế đặc biệt đối với ngành IT, đặc biệt là việc tự học. Cho dù giáo viên dạy hay cỡ nào thì đa số chỉ là lý thuyết thôi ( trừ những môn chuyên ngành, đồ án). Vì thế học thêm ở bên ngoài sẽ rút ngắn thời gian bạn tự học lại.
Học ở giảng đường (hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Học trung tâm có lợi gì:
Kiến thức ở trung tâm đa phần là thực tế, áp dụng vào làm sản phẩm luôn. Mình có học 1 khóa online C#.NET là phần mềm tại Imic và có thể thấy vài điểm khác biệt so với học trên trường như sau.
Đầu tiên, giáo viên bên ngoài chủ yếu là đã hoặc đang đi làm cho các công ty nên họ dạy rất thực tế xoay quanh một project nhất định. Nên code họ đi làm viết sao, họ dạy y chang lại như vậy. Ví dụ lúc mình đang học và có 2 cách để kết nối database từ SQL lên C# là ADO.NET và Entity Framework, thầy dạy cả 2 nhưng chỉ tập trung vào Entity Framework vì khi đi làm, nó được sử dụng nhiều hơn.
Ở trung tâm còn dạy thêm cách sử dụng các phần mềm, SDK hỗ trợ khi làm dự án như Version Control SVN, Devexpress
Học ở trung tâm (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Số lượng học sinh ở trung tâm ít hơn, mọi người dễ dàng giao tiếp với nhau.
Nói như vậy là giáo viên ở trường không đủ kiến thức dạy mấy thứ này à?
Không phải vậy, giáo viên trên trường hoàn toàn có thể dạy được nhưng họ phải dạy theo giáo án chung của khoa, đâu thể dạy theo ý mình đươc đúng không.
Nhưng, nói đi cũng phải nói lại. Lý thuyết thầy cô trên trường dạy rất 'chắc tay'. Những môn như nhập môn lập trình, OOP, Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật, cơ sỡ dữ liệu,vv thì yên cầu bạn phải chắc lý thuyết. Ở trung tâm thường có những khóa như Lập trình C#.NET, PHP, hay Java Android, vv. Họ chèn phần hướng đối tượng ( OOP) vào luôn. Như thế nếu bạn chưa học qua OOP hay thậm chí chưa từng học lập trình vào những lớp này sẽ 'khớp' liền. Mặc dù nhiều trung tâm có làm bài test hay tư vấn lớp trước khi học nhưng tình huống học không đúng lớp vẫn xảy ra.
Tóm lại, ai nên học ở trung tâm:
-
- Đã chắc kiến thức ở trường, muốn học trước chương trình ở trường. Ví dụ đã chắc OOP rồi, thì nên đăng ký học ASP.NET, C#.NET, lập trình di động, vv tùy theo sở thích.
-
Cái môn cần học ở trường không dạy, tuy nhiên trước khi đăng ký học, cần phải đánh giá kiến thức của mình, nghiên cứu chương trình học ở trung tâm
-
Dư tiền, không quan tâm , cứ học rồi biết
Lời kết: Mình khuyên các bạn nên học ở trung tâm 1 khóa nếu có điều kiện. Sau đó thì nên học lập trình online trên các trang như Udemy, Pluralsight, Lynda, vv đặc biệt là Udemy giờ có nhiều khóa dạy theo project giống như trung tâm rồi, bạn cứ lên đó học là bao chuẩn kiến thức luôn. Công nghệ mới, cũ đều có hết.
Còn bạn, bạn đã học lập trình ở trung tâm bao giờ chưa, cùng chia sẻ với mọi người ở comment nhé!
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

Có nên nghỉ việc để tham gia một startup?
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân và bài học từ việc nghỉ việc tại công ty lớn để tham gia startup. Tác giả phân tích tầm quan trọng của việc có kế hoạch dài hạn cho cuộc đời, đánh giá cẩn thận trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc, và lợi ích của việc khởi nghiệp trong lĩnh vực mình am hiểu. Những chia sẻ thực tế giúp người đọc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi rời bỏ công việc ổn định để theo đuổi cơ hội tại các startup.

Day 15 - Profitable MVP in 30 Days - Thuê freelancer trên Upwork thế nào
Bài viết ngày 15 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả chia sẻ kinh nghiệm thuê freelancer trên Upwork. Bài viết giải thích lý do chọn nền tảng này, cách mô tả tính năng rõ ràng cho freelancer, quy trình đăng tin tuyển dụng, đánh giá ứng viên, và thiết lập thời gian hoàn thành dự án phù hợp.