Day 15 - Profitable MVP in 30 Days - Thuê freelancer trên Upwork thế nào
Bài viết ngày 15 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả chia sẻ kinh nghiệm thuê freelancer trên Upwork. Bài viết giải thích lý do chọn nền tảng này, cách mô tả tính năng rõ ràng cho freelancer, quy trình đăng tin tuyển dụng, đánh giá ứng viên, và thiết lập thời gian hoàn thành dự án phù hợp.

Hôm nay mình đã đăng công việc lên Upwork để thuê freelancer trên nền tảng này.
Tại sao mình chọn freelancer trên Upwork?
Có những lý do sau:
-
Upwork có rất nhiều freelancer. Tha hồ lựa chọn.
-
Mức giá muốn cỡ nào được cũng từ rẻ đến mắc
-
Có thể tạo job (công việc) theo giờ hoặc theo dự án
-
Quy trình trên Upwork cũng rõ ràng: Đăng job -> nhận proposals của freelancer -> trao đổi với freelancer -> chọn freelancer -> tạo contract -> freelancer làm xong -> review, feedback kết quả -> trả tiền.
-
Developer trên này làm việc cũng nhanh, phù hợp với khung thời gian để hoàn thành challenge lần này.
-
Mọi quy trình đều được Upwork đứng ra hỗ trợ, nếu bạn không hài lòng thì có thể có liên hệ support ngay.
-
Hiện tại tháng đầu đăng ký thì sẽ được free 1 tháng Pro. Pro thì sẽ có tính năng feature job giúp job của bạn được nhiều freelancer thấy hơn.
Nếu bạn chưa đủ tự tin với việc trao đổi bằng tiếng Anh thì có thể chọn Vlance.vn.
Mô tả tính năng
Tuỳ theo độ phức tạp của dự án mà bạn nên chuẩn bị tài liệu, mockup. Dự án càng phức tạp thì càng cần chi tiết.
Nhưng mục tiêu chung là để developer có thể hiểu được ý muốn của bạn về phần mềm
Không nên viết nhăng viết cụi để thể hiện hay làm tính năng phức tạp lên. Cũng không nên viết sơ xài quá freelancer không hiểu.
Về idea speed reading, mình có public file mô tả ở đây, bạn có thể tham khảo nha.
Làm việc với freelancer trên Upwork
Sau khi có mô tả về job cần làm thì bạn tạo task trên Upwork
Tips: Bạn có thể đặt các câu hỏi thêm để freelancer trả lời. Nên chọn những freelancer trả lời có tâm các câu hỏi này.
Bạn lưu ý để có thể lọc freelancer phù hợp với các tiêu chí như:
-
Mức giá
-
Success rate
-
Level
Sau khi đăng job khoảng 3h thì mình nhận được 4 proposals.
Những biển hiện freelancer không thèm đọc mô tả công việc của bạn:
-
Proposal chỉ nói về bản thân của anh ta: ‘Tui có 10 năm exp, đã từng làm công ty này, công nghệ abc, xyz tui đều biết, bla bla”
-
Proposal không có chi tiết nào liên quan đến project của bạn, chứng tỏ anh ta chỉ copy và paste
-
Anh ta không có câu hỏi gì cho bạn. Mình chưa từng thấy dự án nào hoàn hảo đến mức không cần phải hỏi lại. Hỏi lại bạn cũng là một cách thể hiện freelancer đã hiểu dự án của bạn tới đâu.
-
Anh ta gửi rất nhiều link demo cho bạn. Khả năng cao là anh ta cũng copy/paste để gửi hàng loạt. Nếu cần thiết gửi link demo, chỉ 2 cái là đủ để bạn đánh giá rồi. Anh ta còn không có thời gian lựa ra những link phù hợp nhất để gửi cho bạn.
Đọc thêm: 6 lưu ý để thuê lập trình viên freelancer hiệu quả hơn
Chốt timeline
Nên chốt thời gian xong, thời gian review mất lao lâu với freelancer luôn để 2 bên sắp xếp thời gian hơp lý.
Job của mình thì có 1 bạn nói sẽ làm xong trong 1 tuần, 1 bạn thì nói trong 1 ngày 🤣
Để đánh giá được thực lực của freelancer thì cần một chút kinh nghiệm, biết cách đánh giá khả năng của họ. Cái này mình sẽ chia sẻ ở một bài riêng nha.
Ngoài ra, nếu dự án phức tạp thì bạn nên chia ra các giai đoạn (phase) để làm nhé.
Ví dụ job của mình $150 (dù không phức tạp), mình cũng chia làm 2 phase:
-
Phase 1 ($80): Xong tính năng
-
Phase 2 ($70): Review và chỉnh style
Nếu freelancer trễ deadline thì bạn có thể nhắn hỏi xem có chuyện gì không, có yêu cầu nào chưa rõ chưa, có yêu cầu nào mà freelancer bị stuck không. Để 2 bên cùng giải quyết
Giao tiếp để thấu hiểu
Làm gì khi phát sinh tính năng mới?
Mình cũng từng và đang làm freelancer nên mình hiểu được kiếm đồng tiền cũng không dễ dàng gì đâu.
Đừng nghỉ có tiền rồi thuê họ làm 1 tính năng, nhưng lại đẻ thêm 3,4 tính năng nữa.
Nếu bạn có nghĩ ra tính năng mới hoặc mô tả thiếu tính năng thì hỏi họ là thêm vào luôn thì độ phức tạp, tốn thời gian bao lâu và sẵn sàng thêm chi phí phát sinh nếu có.
Như mình muốn thêm feature là call api để lấy user email và gắn analytics. Mình biết là đơn giản nhưng vẫn phải hỏi để developer thấy được mình tôn trọng thành quả lao động của họ.
Kết
Với kinh nghiệm vừa làm freelancer trên Upwork cũng như thuê freelancer trên nền tảng này, mình hy vọng bài viết ngày hôm nay giúp ích được cho bạn.
Hẹn gặp mọi người vào ngày mai.
Cover photo https://www.upwork.com/
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Gig Economy là gì và tại sao lập trình viên cần quan tâm
Bài viết giải thích về Gig Economy - nền kinh tế tự do nơi người lao động làm chủ công việc không ràng buộc như Uber, Grab, Fiverr. Tác giả phân tích xu hướng phát triển của mô hình này và cơ hội cho lập trình viên tham gia bằng cách tự tạo gig, xây dựng nền tảng kết nối hoặc phát triển công cụ hỗ trợ.

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Cuộc chiến không ngừng nghỉ: Câu chuyện về Trump, FED và điệu nhảy lãi suất
Phân tích chuyên sâu về cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong việc điều chỉnh lãi suất. Bài viết giải thích cách lãi suất ảnh hưởng đến nền kinh tế, vai trò của FED trong việc ngăn chặn khủng hoảng, tác động của chính sách tiền tệ đến đồng đô la, và các công cụ tài chính được sử dụng để đối phó với suy thoái kinh tế. Đây là góc nhìn toàn diện về mối quan hệ phức tạp giữa chính trị và chính sách tiền tệ.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Sáng tạo? Câu chuyện về các CV
Bài viết chia sẻ về những CV sáng tạo và độc đáo trong lĩnh vực IT, nổi bật với các ví dụ như CV tương tác của Robby Leonardi, The Google Resume của Eric Ghandi và The Amazon Resume của Philippe Dubost. Tác giả phân tích cách những CV này nổi bật bằng thiết kế đặc biệt và cách tiếp cận sáng tạo, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp sự sáng tạo với kỹ năng chuyên môn thực tế.

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.