Bắt đầu sự nghiệp với freelancer có phải sự lựa chọn đúng
Chia sẻ trải nghiệm thực tế về nghề freelancer từ góc nhìn của người trong cuộc. Bài viết phân tích những thách thức của việc làm freelancer như thu nhập không ổn định và cạnh tranh cao, giúp những người mới có cái nhìn thực tế trước khi quyết định theo đuổi con đường này.

Freelancer
Có mấy bạn thấy mình làm freelancer nhắn tin hỏi lương nhiêu, cỡ ngàn đô không?
Đúng là ngàn đô 1 tháng thật, nhưng làm một tháng nghỉ 8 tháng.
Hôm nay mình lên lại lên trang kiếm freelancer mình hay làm là Upwork nhưng không phải apply job mà đi tìm freelancer.
Chỉ mới submit job description có 5 phút mà tới 7 proposals.
Cảm xúc tự nhiên ùa về, huhuu :'( , nghe gê hơm nên muốn viết bài này để cho bạn nào như mình, có ý định bắt đầu sự nghiệp làm freelancer.
( Cho bạn nào chưa biết, khi đăng một job trên mấy trang freelancer. Người đăng việc cần mô tả công việc, mức giá có thể làm theo giờ hoặc làm dự án ( budget )
Người nào muốn nhận việc đó phải gửi một bản proposal để chém gió về bản thân, kinh nghiệm để chứng minh mình là ngon nhất )
Vì sao mình nói bắt đầu sự nghiệp nghe quan trọng vậy. Nhưng bạn sẽ thấy đa số mọi người sẽ đi làm 2,3 năm có kinh nghiệm rồi mới tách ra làm freelancer hoặc sáng đi làm tối về freelancer. Chứ ít ai học xong ra làm freelancer luôn.
Thật sự đúng như vậy. Khi đang học, làm freelancer sẽ khó hơn:
+ Phải học nhiều hơn để cạnh tranh với những anh đã có kinh nghiệm. Chưa kể là cạnh tranh trên toàn thế giới, mấy anh Ấn đẹp zai, pro cực kỳ đông đảo.
+ Khó lấy dự án hơn dù là dự án nhỏ vì profile chã có gì đẹp.
Cái đó chỉ là khó khăn khi lấy dự án, còn khi làm thì sẽ có những khó khăn khác như:
+ Không có ai để ai trao đổi, chẳng lẽ dự án bạn làm mà cứ đi hỏi người khác hoài. Đương nhiên bạn có thể lên Stackoverflow như mình. Code vẫn chạy bình thường, nhưng làm sao chất lượng bằng khi có một anh senior kinh nghiệm đầy mình trong team chỉ bảo như khi đi làm được
Khả năng lên level cực chậm.
Phải có đồng đội, bạn mới giỏi lên được
+ Nhiều khi trễ deadline ráng code cho xong vì tiền, lúc nào cũng hứa là xong sẽ quay lại refector code, thử tìm hiểu cái này cái kia nhưng không bao giờ làm.
Tại mới bắt đầu, bạn chỉ có thể lấy dự án nhỏ vài trăm đô. Như mình cao nhất chỉ $800. Code xong thì nghỉ luôn chứ có nâng cấp, maintaince gì đâu.
Như vậy chưa chắc khi nhận được dự án là do năng lực của bạn nữa. Mình từng sửa 2 dòng code vẫn được anh khách trả $50. Trong khi có dự án bắt làm đủ tính năng nhưng không chịu đưa tiền.
-> Rất khó để đánh giá năng lực của bạn.
Kết
Từ kinh nghiệm bản thân, mình thấy khi còn gà, trình thấp hơn junior, chỉ nên coi freelancer là làm để thêm kinh nghiệm, tăng thu nhập.
Đừng như mình, hãy nên kiếm 1 công ty làm vẫn tốt hơn. Tích lũy kinh nghiệm, rủ rê đồng bọn, lập team rồi về nhà freelancer sau vẫn chưa muộn.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Cách làm giàu bằng thực lực
Phân tích triết lý làm giàu của Naval Ravikant, người sáng lập Angel List, qua tweet storm nổi tiếng 'How to Get Rich'. Bài viết giải thích sự khác biệt giữa thịnh vượng và tiền bạc, tầm quan trọng của thu nhập thụ động, và cách xây dựng sự giàu có bền vững thông qua kiến thức chuyên biệt và đòn bẩy không cần xin phép.

Trào lưu độc lập tài chính - nghỉ hưu sớm (FIRE) và Fat FIRE
Bài viết giới thiệu về hai khái niệm tài chính phổ biến: FIRE (Financial Independence, Retire Early) và Fat FIRE. Tác giả giải thích công thức áp dụng quy tắc 4% để đạt được độc lập tài chính, phân tích các rủi ro như lạm phát, và so sánh giữa FIRE thông thường với Fat FIRE - phiên bản nâng cấp cho phép chi tiêu dư dả hơn trong quá trình nghỉ hưu sớm.

Tài sản và dòng tiền (Asset & Cashflow) khác nhau thế nào?
Phân biệt giữa tài sản và dòng tiền trong đầu tư, cách chúng hoạt động và tầm quan trọng của việc xây dựng dòng tiền ổn định.

By-product
Khám phá khái niệm by-product - những sản phẩm phụ bất ngờ trong cuộc sống. Bài viết chia sẻ cách những hành động đơn giản như viết blog hay đọc sách có thể tạo ra giá trị không ngờ, từ mối quan hệ mới đến thay đổi nhận thức, và cách kết nối những điểm này theo triết lý của Steve Jobs.

Sketch, Wireframe, Mockup, Prototype là gì và ví dụ?
Bài viết giải thích và phân biệt bốn thuật ngữ quan trọng trong thiết kế UI/UX và phát triển phần mềm: Sketch (phác thảo nhanh ý tưởng trên giấy hoặc bảng), Wireframe (khung xương cơ bản mô tả luồng ứng dụng), Mockup (bổ sung yếu tố thiết kế như màu sắc, font chữ vào wireframe), và Prototype (bản mẫu có thể tương tác). Tác giả cung cấp ví dụ cụ thể và công cụ phù hợp cho từng giai đoạn thiết kế.

Mobile Hackathon và góc nhìn về công nghệ
Bài viết chia sẻ trải nghiệm tham gia Mobile Hackathon của Google Developer Group, những bài học từ việc thi đấu không thành công, quá trình phát triển ứng dụng luyện đề thi với Firebase, và những quan sát về xu hướng công nghệ như trí tuệ nhân tạo, chatbot và thực tế ảo tăng cường từ góc nhìn của một lập trình viên.