Review học Java trên Coursera
Bài viết đánh giá về hai chương trình specialization Java trên Coursera từ Duke University và University of California, San Diego. Tác giả so sánh nội dung, cách tiếp cận và lợi ích của từng khóa học, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về việc xin học bổng financial aid trên nền tảng này.

Dịp Tết mình có tranh thủ thời gian học thêm Java trên Coursera . Thật tình cũng không thích Java lắm, nhưng mà kỳ sau phải học, với lại học nhiều sẽ chém gió nhiều, không bổ bề ngang cũng tràn bề dọc mà.
Hiện tại trên Coursera có 2 specialization về Java là
Khóa của Duke thì dạy từ cơ bản, khóa 1 bắt học HTML, CSS luôn. Mình cũng không hiểu sao Java mà bắt học 2 món đó, chắc họ muốn học sinh làm quen với lập trình. Còn Capstone Project đồ án cuối khóa là xây dựng một Recommendation System.
Còn khóa của University of California, San Diego thì thiên về nâng cao hơn với lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật luôn. Ngay khóa một đã được học về lập trình hướng đối tượng.
Xem thêm:
Review khóa 1: Object Oriented Programming in Java
Nội dung
Với bạn nào đã học hướng đối tượng thì học khóa này khá dễ, chủ yếu sẽ được ôn lại các khái niệm về trừu tượng, đóng gói, kế thừa, đa hình
Ôn lại về các giải thuật sắp xếp như Selection Sort, Insertion Sort; giải thuật tìm kiếm Linear Search, Binary search.
Học về lập trình GUI, bạn sẽ được tìm hiểu về library Processing để xây dựng đồ án cuối khóa
Hình thức, cách dạy
Nếu xét về cách dạy, đây là khóa hay nhất mình học từ trước đến giờ trên Coursera.
Tiêu chí của khóa học là “ Think like a compiler, act like a runtime environment”
Tức là chạy code trong Eclipse chỉ bài giảng cuối cùng, trước đó, các giáo sư sẽ trình bày code trên giấy trước, rồi chạy từng bước trên giấy xem thử có lỗi xảy ra không, nếu có thì là lỗi compiler hay lỗi runtime.
Một điểm hay nữa là cách học chia video ra làm:
-
Core video: là các video bài giảng, kiến thức mới
-
Concept Challenge: các video đưa ra một câu hỏi, học viên có thể trả lời nhưng chưa biết đúng sai
-
Learner Video: các video mà họ quay khi đưa các câu hỏi này cho một nhóm sinh viên của University of California, San Diego trả lời. Bạn sẽ được xem cách họ thảo luận, tại sao chọn câu A, câu B. Ngoài ra bạn cũng có thể so sánh được trình độ của mình với sinh viên thế giới nữa. Tuyệt không nào?
-
Support video: các video bài giải, cũng code giấy trước rồi mới bỏ vào Eclipse chạy
-
Cuối cùng là In the real world video: Mời mấy bác đang làm tại Google về trình bày private, public được sử dụng trong thực tế như thế nào, họ gặp khó khăn gì khi học kế thừa, đa, hình, vv. Đây là video rất ngắn, chủ yếu để tạo động lực học tập cho sinh viên, để cho các bạn thấy ai cũng gặp khó khăn khi học hết, quan trọng là phải biết đứng lên :))
Đồ án cuối khóa sẽ được chấm chéo với nhau. Bạn sẽ chấm 3 người khác và ngược lại bài bạn sẽ được 3 người khác chấm. Nói vậy thôi chứ cũng dễ lắm, cứ đúng yêu cầu thì full điểm thôi.
Kết luận:
Specialization rất hay, tập trung vào hướng đối tượng, giải thuật và ứng dụng nó trong phát triển phần mềm thế nào. Những bạn nào có thành tích học tập tốt có thể được Google mời phỏng vấn thử luôn đó nha. Vì thế anh em hãy ráng học hết 5 khóa để được qua Google làm nào. Khi mình học xong khóa 2 sẽ có bài review mới nhé!
À, chính sách xin finanical aid trên Coursera cũng đã thay đổi rồi, không còn tự động như trước. Lúc trước bạn chỉ cần trả lời 3 câu hỏi mỗi câu 50 từ. Bầy giờ phải trả lời 2 câu, mỗi câu 300 từ. Phải đợi 15 ngày mới có kết quả. Vì thế nếu đã xin được financial aid phải học tập nghiêm túc nhé. Đừng làm mất mặt sanh diên Việt Nam hiếu học.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.
![[Case Study] Vừa đi du lịch vừa làm việc kiếm $4250 trong 80h](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751208916%2Fkhoa_blog%2FCase_Study_V%25E1%25BB%25ABa_%25C4%2591i_du_l%25E1%25BB%258Bch_v%25E1%25BB%25ABa_l%25C3%25A0m_vi%25E1%25BB%2587c_ki%25E1%25BA%25BFm_4250_t%2F114e3cbb-4dae-4e41-aa63-f5742df3ce07_2240x1260.png.jpg&w=828&q=75)
[Case Study] Vừa đi du lịch vừa làm việc kiếm $4250 trong 80h
Trải nghiệm thực tế về việc làm remote kết hợp du lịch xuyên Đông Nam Á theo phong cách Tây balo. Bài viết chia sẻ chi tiết cách tận dụng thời gian chết để làm việc hiệu quả, tham gia các cuộc thi blockchain để kiếm thêm thu nhập, và những bài học thực tế về cân bằng công việc-du lịch khi không có môi trường làm việc lý tưởng.

Tài sản và dòng tiền (Asset & Cashflow) khác nhau thế nào?
Phân biệt giữa tài sản và dòng tiền trong đầu tư, cách chúng hoạt động và tầm quan trọng của việc xây dựng dòng tiền ổn định.