Kiếm tiền thụ động với crypto staking
Bài viết giới thiệu tổng quan về crypto staking - phương pháp kiếm tiền thụ động trong thị trường tiền điện tử. Tác giả phân tích cơ chế hoạt động của staking, so sánh với gửi tiết kiệm ngân hàng, ưu nhược điểm, các loại staking phổ biến như Ethereum và Solana, cùng với các lựa chọn staking thông qua sàn giao dịch tập trung hoặc phi tập trung.

Giới thiệu
Bài viết sẽ giới thiệu tổng quan việc kiếm tiền thụ động qua crypto staking. Mình sẽ giải thích, nêu ra ưu điểm, nhược điểm của hình thức tạo dòng tiền này.
Còn chuyện tiền ở đâu để mua crypto thì sẽ không có nói trong post này. Bạn có thể đọc thêm về xây dựng sản phẩm, và các case study.
Crypto Staking là gì?
Ngắn ngọn thì crypto staking cũng giống như bạn bỏ lãi ngân hàng để nhận tiền lãi hằng tháng.
Cơ chế staking này nó là thuật ngữ trong các Proof of Stake blockchain như Ethereum, Solana, vv
Ủa vậy Proof of Stake là gì? Đơn giản thì nó 1 là cơ chế đồng thuận kiểm tra 1 transaction mới trên blockchain. Và những ai "hùn hạp" coin vào cơ chế này thì sẽ được thưởng lại 1 số lượng coin gọi là reward.
Tiền lời staking thường từ 4% đến 15% tuỳ vào đồng coin đó.
Khi bạn tham gia cơ chế staking thì đa số token của bạn sẽ bị khoá, hoặc chuyển vào 1 smart contract trong 1 thời gian nhất định.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ bị chôn vốn trong khoản thời gian đó. Nên bạn hãy cân nhắc, phần sau của bài viết mình sẽ bàn kỹ hơn về mặt lợi và hại của crypto staking.
Cách tính tiền lãi crypto staking như thế nào?
Mình giới thiệu mọi người website này https://www.stakingrewards.com/
Đây là website thu thập dữ liệu của những chain uy tín có cơ chế staking.
Mình sẽ giải thích các thông số cơ bản.
-
Amount là số lượng vốn bạn có. Web nó sẽ đổi sang lượng coin tương ứng
-
Term là thời gian bạn stake: Thời gian càng lâu thì % lãi càng lớn
-
Type : Thường sẽ có Run as Validator (các tên khác như solo staking, stake independently có nghĩ là tự stake) và Staking Pool (hùn hạp với các stakers trong 1. pool).
Đa số các cơ chế Proof of Stake sẽ yêu cầu bạn phải có 1 lượng coin nhất định mới được tự stake. Ví dụ Ethereum yêu cầu 32 ETH. Đây là một con số lớn với đa số nhà đầu tư.
Cho nên hình thức Staking Pool ra đời. Có nghĩa là một bên uy tín sẽ nhận coin của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, sau đó có reward thì phát lại cho họ. -
APY ( Annual percentage yield ): Phần trăm lời mỗi năm. Bạn lấy số này chia 12 là ra % 1 tháng. Ví dụ vốn bạn $10,000, APY là 12% thì mỗi năm bạn lời $1200 mỗi tháng lời $100
Như vậy là bạn đã hiểu sơ sơ crypto staking rồi. Rất đơn giản phải không?
Các stake crypto kiếm lãi thụ động thế nào?
Vậy câu hỏi tiếp theo là stake crypto thì làm thế nào bây giờ.
Sẽ có 2 cách là
-
Centralize : Các sàn tập trung như Binance sẽ giống như 1 pool lớn, họ cũng đem coin đi stake. Sau đó thì họ sẽ phát lại reward cho bạn. Đương nhiên cách này thì reward sẽ ít hơn vì sàn họ sẽ ăn hoa hồng.
Để cho dễ tiếp cận thì các sàn sẽ dùng từ Earn thay cho staking. Ví dụ như Binance Earn https://www.binance.com/en/earn/
Bạn chỉ cần vào phần Earn này, sau đó đọc hướng dẫn, các điều khoản rồi làm theo là được. Một nhược điểm gần đây của sàn nữa là sàn có thể bị phá sản, bị kiện như FTX thì khả năng bay màu tài sản cũng rất cao -
Decentralize : Bạn sẽ trực tiếp tạo ví, mua crypto, kết nối ví và tự bảo vệ tài sản của mình. Nếu bạn tự làm thì cần phải có kiến thức về cách dùng ví, kiến thức về blockchain đó, cách tham gia pool, cách bảo về tài sản của mình, vv. Ở những bài viết sau mình sẽ viết chi tiết hơn.
Nếu bạn là tay mơ chưa biết gì thì cũng có thể thử cách này nhưng với số tiền nhỏ trước.
Sau đó khi đã quen thao tác thì có thể stake với số tiền lớn hơn. Dưới đây là 1 video hướng dẫn làm tự staking với STX để nhận BTC. Bạn có thể xem và hình như thao tác tương tự so với các chain khác.
Theo mình thì cứ nên thử nhỏ trước với cả Centralize và Decentralize. Sau đó thì nên theo hướng Decentralize sẽ yên tâm hơn
Ưu nhược điểm của crypto staking
Ưu điểm
-
Kiếm tiền thụ động
-
Khả năng tăng giá của đồng coin. Ví dụ bạn mua ETH lúc $1800 để staking nhưng lúc bạn unlock thì giá ETH đã lên $8000 chẳng hạn
-
Thao tác đơn giản (đối với người có kiến thức), không cần giấy tờ rườm rà như các cách tạo dòng tiền truyền thống.
-
Lãi kép: Một số người dùng phần reward lúc staking để đi mua lại đồng coin đó rồi đi staking tiếp -> Lãi mẹ đẻ lãi con.
Nhược điểm
-
Lỗ kép: Ví dụ bạn mua ETH lúc $1800 để staking nhưng lúc bạn unlock thì giá ETH xuống $800 chẳng hạn
-
Rủi ro mất tiền: Smart contract lỗi, bị hack, bị hack ví, quên mật khẩu ví, sàn sập
-
Mất khả năng thanh khoản: Trong thời gian staking thì bạn phải lock token, không được đem bán. Hoặc là lúc giá token tăng bạn muốn bán thì cũng không được, khi unlock ra giá lại giảm mạnh
-
Reward giảm, APY giảm. Đa số những người staking trước sẽ nhận được % APY cao nhất. Sau đó giảm dần theo thời gian. Trường hợp gần đây nhất là staking CAKE. Giá CAKE giảm mạnh vì APY giảm. Giá CAKE từ $20 giờ chỉ hơn $1
Vậy ai phù hợp với crypto staking?
-
Những người thích hold crypto. Vì đã chưa muốn bán thì lock lại qua smart contract sẵn kiếm thêm chút reward quá là tiện
-
Những nhà đầu tư hài hạn, không quan tâm bán dù giá có biến động trong thời gian ngắn.
-
Và đương nhiên, những ai yêu thích blockchain, yêu thích cơ chế Proof of Stake và hiểu nó thì mới có niềm tin mà lock coin lại để nhận lãi
Kết
Như vậy, trong bài viết này, mình đã giới thiệu tổng quan nhất về phương pháp kiếm tiền thụ động với crypto staking cho mọi người.
Nếu mọi người có câu hỏi có thể comment ngay bên dưới. Hẹn gặp mọi người ở bài viết sau
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Dùng AI để hỗ trợ đầu tư crypto
Bài viết chia sẻ 7 mẹo thực tế để sử dụng AI (như Claude.ai và ChatGPT) hỗ trợ hiểu rõ whitepaper và tài liệu kỹ thuật của các dự án blockchain. Từ việc yêu cầu tóm tắt đơn giản, giải thích như cho trẻ em, đặt câu hỏi làm rõ, sử dụng ví dụ, tạo tình huống giả định, chuyển đổi thuật ngữ, đến so sánh nhiều nguồn tài liệu - giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư crypto sáng suốt hơn.
![[Guest Post] Bước vào thế giới blockchain: Hướng dẫn chi tiết xây dựng một ứng dụng dApp](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751208755%2Fkhoa_blog%2FGuest_Post_B%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc_v%25C3%25A0o_th%25E1%25BA%25BF_gi%25E1%25BB%259Bi_blockchain_H%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bng_d%25E1%25BA%25ABn_%2F8a0c602d-1e79-4ae3-a446-9c86bfb7c239_300x284.png.jpg&w=828&q=75)
[Guest Post] Bước vào thế giới blockchain: Hướng dẫn chi tiết xây dựng một ứng dụng dApp
Bài viết khách mời từ Hoàng BA - chuyên gia phân tích nghiệp vụ blockchain với hơn 2 năm kinh nghiệm trong các dự án DEX, User Identity và Token Swap. Tác giả chia sẻ quy trình toàn diện để xây dựng ứng dụng phi tập trung (dApp) trên blockchain, từ khâu lựa chọn công nghệ, phát triển smart contract đến thiết kế giao diện và triển khai sản phẩm.

Bitcoin Domain (.btc) là gì? Cách mua như thế nào?
Tìm hiểu về Bitcoin Domain (.btc) và cách mua domain này
![[Case Study] Kiếm ngàn đô từ tham gia Blockchain Grants](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751208829%2Fkhoa_blog%2FCase_Study_Ki%25E1%25BA%25BFm_ng%25C3%25A0n_%25C4%2591%25C3%25B4_t%25E1%25BB%25AB_tham_gia_Blockchain_Gra%2F9a1da216-432c-4bdc-8de2-93103e607dbf_750x422.png.jpg&w=828&q=75)
[Case Study] Kiếm ngàn đô từ tham gia Blockchain Grants
Khám phá cách kiếm thu nhập từ các chương trình tài trợ blockchain. Bài viết giải thích chi tiết blockchain grants là gì, lý do các dự án blockchain cần grants, và chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ người đã tham gia thành công các chương trình này. Một hướng dẫn thiết thực cho lập trình viên muốn tận dụng cơ hội trong thị trường tiền điện tử.
![[ Firebase ] Hướng dẫn gửi notifications với Cloud Functions](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751210271%2Fkhoa_blog%2F_Firebase_H%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bng_d%25E1%25BA%25ABn_g%25E1%25BB%25ADi_notifications_v%25E1%25BB%259Bi_Cloud_Fu%2F4142175b-6bc3-4f0f-89e1-5b081ea1edb4_640x960.png.jpg&w=828&q=75)
[ Firebase ] Hướng dẫn gửi notifications với Cloud Functions
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Firebase Cloud Functions để tự động gửi thông báo (notifications) khi dữ liệu trong Firebase Realtime Database thay đổi. Bài viết trình bày từng bước cấu hình FCM, lấy device token, viết cloud functions và triển khai hệ thống thông báo hoàn chỉnh cho ứng dụng iOS, giúp lập trình viên xây dựng backend mà không cần quản lý server.

Code sạch code đẹp phần 1: Cái tên nói lên tính cách
Bài viết mở đầu series về clean code, tập trung vào nghệ thuật đặt tên biến, hàm và tham số trong lập trình. Tác giả phân tích các lỗi thường gặp như đặt tên bí ẩn, sử dụng tiền tố kiểu dữ liệu lỗi thời, đặt tên dài dòng hoặc không rõ nghĩa, và đặt tên đa ngôn ngữ. Bài viết cũng hướng dẫn cách sử dụng tính năng Refactor trong Visual Studio để đổi tên một cách hiệu quả, giúp code trở nên dễ đọc và dễ bảo trì hơn.