Rốt cuộc IT là làm cái gì?
Bài viết giải thích rõ ràng về ngành công nghệ thông tin (IT), phá vỡ những hiểu lầm phổ biến và trình bày tổng quan về các lĩnh vực chính trong IT như phát triển web (web tĩnh và web động), ứng dụng di động, trí tuệ nhân tạo, và các công nghệ khác. Đây là trích đoạn từ sách 'Phổ cập lập trình với Swift' giúp người đọc hiểu đúng về bản chất công việc trong ngành IT.

Bài viết được trích từ sách Phổ cập lập trình với Swift. Hãy đăng ký theo dõi để cập nhật thông tin từ sách
Đừng hiểu sai ngành công nghệ thông tin
Đa số những người "ngoại đạo" đều nghĩ học IT là đi sửa máy tính, lắp mạng, cài Windows. Ngoài ra, nhiều người cho rằng học IT là rất rành về điện tử, có thể sửa được những thứ liên quan đến điện tử: tivi, loa, máy móc,vv. Và khi bạn không sửa được thì đây là câu trả lời "Học IT mà không biết sửa trời, ăn học chi tốn tiền?"
Một người học IT khi được hỏi mình học ngành gì, họ thường trả lời "Con học công nghệ thông tin" cho tiện, đỡ phải giải thích gì thêm. Vậy rốt cuộc IT là làm cái gì?
IT là làm gì?
Có rất nhiều cách phân loại ngành trong IT như Phần mềm, Phần cứng hoặc phân loại theo chuyên ngành. Tuy nhiên, mình sẽ phân loại theo hướng nhiều hướng khác nhauđể bạn có cái nhìn tổng quan và dễ hiểu nhất.
Web
Phát triển website
Website là thứ bạn tiếp xúc hằng ngày. Lập trình web là tạo ứng dụng chạy trên trình duyệt ( Google Chrome, Cốccôc, Firefox )
Website có 2 loại là web tĩnh và web động. Web động người ta còn là web apps ( ứng dụng web )
Web tĩnh
Web động ( web apps )
Định nghĩa
Người dùng hầu như không thể tương tác với trang web. Người dùng không thể gửi bài, đặt hàng, người quản lý website không thể thêm bớt sửa xóa sản phẩm..
Website động là website có sự tương tác 2 chiều giữa người truy cập/ người quản lý và website.
Ví dụ
http://www.molamil.com/frontpage
Facebook.com cho phép người dùng đăng status, comment, đăng hình thả thính
Ưu điểm
Chạy nhanh, ít tốn tài nguyên máy chủ, gần như không thể hack, chi phí tạo thấp.
Khả năng tương tác với người dùng, ngôn ngữ lập trình cấp cao cho phép tạo ra các website với nhiều mục đích sử dụng, thỏa mãn nhu cầu truy cập của khách hàng.
Có thể nói lập trình viên chỉ tạo web động thôi.
Trong phát triển web lại chia ra 2 hướng là:
-
front-end: Làm giao diện cho website, UI, UX
-
back-end: làm cho website hoạt động: cập nhật, lưu trữ dữ liệu, bảo mật, vv
Những ai đam mê cả 2 có thể theo hướng full stack làm cả frontend và backend
Ứng dụng desktop
Lập trình viên có thể làm ứng dụng cho desktop. Một số ứng dụng desktop nổi tiếng: Office, Photoshop, Google Chrome,vv
Ứng dụng di động
Lập trình viên cũng mần được ứng dụng di động như Facebook, Youtube, Camera 360. Lại có nhiều cách để làm ứng dụng di động vì thế cũng chia ra làm lập trình viên Android, lập trình viên IOS, vv
Phát triển Game
Lập trình viên còn có thể làm game. Phân khúc game có nhiều loại như game cho di động, PC, Xbox web game. Ngoài ra gần đây còn có game thực tế ảo (VR), game AR như Pokemon Go.
Game cũng có game offline, game online. Vì thế khi ai giới thiệu họ là lập trình viên game thì hỏi kĩ họ làm game gì nha.
Lập trình nhúng
Lập trình nhúng cũng như lập trình bình thường. Có điều môi trường lập trình nó khác với máy tính một chút. Ví dụ ta lập trình cho ô tô, máy giặt tủ lạnh, nhà thông minh,vv
https://www.youtube.com/watch?v=4nbhfrQfRRE
Trên đây là video về nhà thông minh, bạn có thể thấy ta có thể lập trình cho những thiết bị như bóng đèn, tử lạnh, ổ điện và kết nối chúng với điện thoại. Bạn có thể tìm hiểu về thuật ngữ Internet of things ( IoT ) nhé.
Trí tuệ nhân tạo
Bạn đăng một tấm hình của mình và bạn bè lên Facebook. Facebook tự động gợi tý tag tên của bạn bè bạn vào hình luôn.
Tự động tag hình trên Facebook
Rồi tính năng gợi ý video trên Youtube, recommend sản phẩm trên Tiki, Lazada. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại có những tính năng này? Đó là nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Lập trình viên phải nghiên cứu thuật toán để thể xây dựng các tính năng như Thi giác máy tính, Hệ thống gợi ý, hệ thống chặn tin rác, vv
Bảo mật
Đã có người làm thì sẽ có người phá. Sẽ có những người bảo mật hệ thống website, ứng dụng,vv
Kết hợp với những ngành khác
-
Tự động hóa: làm robot chẳng hạn
-
Xe: Xe tự lái
-
Sinh học, y học
-
Kế toán
-
Thể thao
-
vv
Ngoài ra, ta có thể chia công việc IT theo cấp độ:
-
Kiểm thử, quản lý chất lượng
-
Quản lý dự án, leader
-
CTO ( Giám đốc công nghệ )
-
Kỹ sư cầu nối
-
Hỗ trợ khác hàng như: Customer Support Specialist
Lời kết:
Đương nhiên còn rất nhiều công việc mà dân IT có thể làm, mình không thể liệt kê ra hết ở bài viết này. Tuy nhiên, mục đích của mình đó là cho bạn thấy được sự đa dạng, phong phú, mức độ ảnh hưởng của IT.
IT không phải chỉ là cài windows, sửa máy. Nếu ai đó chưa hiểu được thì hãy giải thích cho họ nhé.
"Con học cái gì? Máy tính đúng không?"
"Dạ con học công nghệ thông tin"
"Ngành đó ngon đó mày, thằng Tùng con bà Bảy nó có học gì có 3 tháng mà về mở tiệm sửa máy tính, nghe đâu tháng mấy chục "chịu", ráng nha con"
"Dạ con học làm phần mềm chứ không phải sửa máy. Là làm mấy thứ giống cái Du Tu Be bác hay coi đó"
"À, tao coi cải lương trển hoài nè. Du Tu Be là mày làm hả con"
"Dạ không phải, ý con là làm mấy cái tương tự nó đó "
"Ừa, thôi ráng đi con, ngành này ngon"
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Bài này không phải AI viết
Suy ngẫm chân thành về giá trị của việc viết thủ công trong kỷ nguyên AI. Dù AI có thể tạo nội dung hiệu quả, bài viết này là lời khẳng định về sự kết nối cá nhân và giá trị độc đáo mà con người mang lại cho văn bản của mình.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Dùng AI để hỗ trợ đầu tư crypto
Bài viết chia sẻ 7 mẹo thực tế để sử dụng AI (như Claude.ai và ChatGPT) hỗ trợ hiểu rõ whitepaper và tài liệu kỹ thuật của các dự án blockchain. Từ việc yêu cầu tóm tắt đơn giản, giải thích như cho trẻ em, đặt câu hỏi làm rõ, sử dụng ví dụ, tạo tình huống giả định, chuyển đổi thuật ngữ, đến so sánh nhiều nguồn tài liệu - giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư crypto sáng suốt hơn.

Tìm người nước ngoài để nói tiếng Anh
Bài viết hướng dẫn cách tìm người nước ngoài để luyện nói tiếng Anh, giới thiệu các nền tảng như Paltalk với các phòng học trực tuyến 24/7 do người Việt ở Mỹ quản lý. Tác giả giải thích tầm quan trọng của việc thực hành giao tiếp với người bản xứ để vượt qua nỗi sợ và cải thiện kỹ năng nghe nói.

Chọn ngành, chọn trường gì?
Góc nhìn mới về việc chọn ngành học đại học - không chỉ dựa vào tiềm năng việc làm hay mức lương, mà quan trọng hơn là hiểu rõ đam mê và sở thích cá nhân. Bài viết phân tích những câu hỏi cốt lõi mà học sinh cần tự vấn, cùng với lời khuyên thực tế về việc thử sai, khám phá bản thân, và tầm quan trọng của việc dám thay đổi khi nhận ra mình đã chọn sai hướng.