Productized Services - Sản phẩm hoá dịch vụ
Bài viết giới thiệu về mô hình kinh doanh Productized Services (sản phẩm hóa dịch vụ), một giải pháp giúp các doanh nghiệp dịch vụ scale up hiệu quả. Tác giả phân tích những hạn chế của các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống như tư vấn và outsource, so sánh với mô hình SaaS, và giải thích cách chuyển đổi dịch vụ thành package cố định với scope, timeline và giá cả rõ ràng. Bài viết kèm theo các ví dụ thực tế từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Giới thiệu
Bạn đang vận hành một mô hình kinh doanh dịch vụ (như dịch vụ làm app, design, chạy chiến dịch marketing, dạy tiếng Anh, vv) và bạn muốn scale up hệ thống của mình thì mô hình Productized Services có thể phù hợp với bạn.
Nội dung của bài viết này dựa vào quyển sách Productized Service Book của Robin Vander Heyden - founder ManyPixels. Quyển này được chia sẻ free từ tác giả nên mọi người có thể tìm đọc thêm nếu hứng thú nhé.
Vấn đề của các mô hình kinh doanh dịch vụ
Tư vấn (Consultant), Outsource
Với mô hình này, mỗi khách hàng sẽ có một yêu riêng. Một số khách hàng sẽ có điều khoản riêng thì bạn sẽ không được công khai hoặc sử dụng lại phần nào đó của dự án đã làm.
Bạn đang bán thời gian để lấy tiền. Chưa kể việc gửi brief, proposal, các lần chỉnh sửa giữa bạn với khách hàng là khoảng thời gian cũng không vui vẻ gì.
Software as a services (SaaS)
SaaS có thể là mô hình kinh doanh có biên độ lợi nhuận cao. Như mình có nói trong công ty một người, chuyển hướng từ bán dịch vụ sang bán phần mềm cũng là một hướng đi.
Bạn có thể đầu tư làm một phần mềm và bán 1 sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau. SaaS có thể liệt vào mô hình kinh doanh thụ động (passive income).
Nhưng chi phí đầu tư vào để làm sản phẩm khá cao vì phải thuê team lập trình để thực hiện.
Ngoài ra bạn còn tốn nguồn lực, và thời gian để xác định product/market fit. Khoảng thời gian từ lúc phát triển phần mềm đến lúc có lợi nhuận là khoảng 12-24 tháng.
Chưa kể đến tỷ lệ huỷ dịch vụ (churn rate) của SaaS product bởi sự cạnh tranh của đối thủ. Bên cạnh đó, không phải dịch vụ nào cũng có thể chuyển đổi thành phần mềm một cách hiệ quả được.
Productized Services (Sản phẩm hoá dịch vụ) là gì
Productized Services là chuyển đổi những dịch vụ bạn đang cung cấp thành thành 1 package để bán như 1 sản phẩm. Package này có giới hạn khối lượng công việc và timeline.
Một số đặc điểm của Productized Services:
-
Sản phẩm bán theo package
-
Rõ ràng về khối lượng công việc và timeline của package
-
Công khai mức giá
Hình thức thanh toán của Productized Services thường là đăng ký (subscription) hoặc trả theo dự án (pay-per-project)
Một số ví dụ và idea về Productized Services
Scribewriting.com
Scribewriting.com cung cấp các gói dịch vụ xuất bản sách cho bạn. Chỉ cần bạn có idea viết sách, sẽ có người đến phỏng vấn, viết bản thảo, chỉnh sửa và xuất bản cho bạn luôn.
Họ chia thành các package:
-
We publish
-
You write, we publish
-
We write, we pubish
-
Write, publish, marketing
Các package rõ ràng về khối lượng công việc, thời gian, giá tiền và các điều khoản liên quan.
Nếu không chia thành các package như vậy, trước đây họ phải làm việc với từng tác giả, mỗi tác giả mỗi yêu cầu, khối lượng công việc khác, mức giá khác nhau.
WPBuffs
WPBuffs cung cấp các gói dịch vụ bảo trị, tăng tốc cái trang Wordpress.
Tương tự như Scribewriting.com, các gói dịch vụ của WPBuffs được mô tả rõ ràng về scope, timeline và pricing.
Dịch vụ làm MVP
Ví dụ hiện tại trang NIVIKI.COM có nhận làm các dự án MVP cho khách hàng. Ai cần làm thì hẹn gặp, trao đổi, lấy yêu cầu, code và bàn giao. Cách làm này là làm dịch vụ.
Còn Productized Services là chia dịch vụ thành các package rõ ràng như:
-
Gói 1: Phân tích idea, lên mockup
-
Gói 2: Phân tích idea, lên mockup, làm MVP
-
Gói 3: Phân tích idea, lên mockup, làm MVP, marketing
Bên trong mỗi gói sẽ có chi tiết công việc sẽ làm gì, thời gian cụ thể, vv.
Lợi ích của Productized Services
Tiết kiệm thời gian
Đặc điểm đầu tiên của Productized Services là chia dịch vụ bạn bán thành các gói sản phẩm riêng lẻ. Mỗi gói sẽ có chi tiết, timelime, giá và kết quả mong đợi mà khách hàng muốn.
Dễ thấy là cung cấp dịch vụ thì yêu cầu của mỗi khách hàng sẽ khác nhau trên từng dự án. Bạn sẽ phải trao đổi, thảo luận với khách hàng rất lâu để chốt là sẽ làm gì, timeline, điều khoản.
Productized Services giúp việc bán buôn, marketing dễ dàng hơn. Khách hàng sẽ chọn sẵn giải pháp bạn đã chuẩn bị rồi đề giải quyết vấn đề của họ.
Trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Như Scribewriting và WPBuffs ở trên, bạn sẽ thấy là các công việc trong 1 package được liệt kê chi tiết: những công việc sẽ làm và không làm.
Mỗi hạn mức công việc lại có mô tả chi tiết nữa để khách hàng không hiểu lầm.
Khách hàng sẽ tự đánh giá để ra quyết định mua các gói này hay không. Có một vấn đề với việc cung cấp dịch vụ thông thường là đôi khi khách hàng không biết rõ mình muốn gì.
Việc định nghĩa rõ ràng các giải pháp dịch vụ mà bạn cũng cấp sẽ giúp khách hàng lựa chọn. Khi nhận giải pháp họ cũng sẽ hài lòng hơn vì kết quả đúng như mong đợi của họ. Họ sẽ không đòi hỏi thêm hay bạn cũng sẽ không làm dư yêu cầu.
Bên cạnh đó, mức giá của các package là như nhau với mọi khách hàng. Họ sẽ không cảm thấy bị hố khi order sản phẩm từ bạn
Scale và tự động hoá
Việc định nghĩa sẵn các gói giải pháp giúp bạn dễ đảm bảo chất lượng đầu ra hơn dịch vụ bình thường. Bạn có thể tạo ra các chuẩn, quy trình, template để người mới tham gia vào dự án đề có thể làm được.
Vì đã có timeline cụ thể trong package, bạn cũng có thể dùng các tool để tự động hoá khi làm việc với khách hàng như báo cáo công việc, nhận gửi yêu cầu của khách hàng.
Kết
Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ thì chuyển hướng sang Productized Services cũng là một hướng nên cân nhắc.
Còn một quyển sách nữa cũng liên quản đến chủ đề này là: Sales and Marketing for Productized Services. Mình sẽ đọc nếu có gì hay sẽ chia sẻ với mọi người nhé!
Source
Image from: Sales and Marketing for Productized Services book By Robin Vander Heyden
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 0: Cách dùng Info Product để marketing SaaS
Bài viết giới thiệu thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần để marketing cho SaaS app Bubble Component Collection. Tác giả chia sẻ về chiến lược sử dụng Info Product (sách điện tử, khóa học, template) để quảng bá phần mềm, những điểm khác biệt giữa info product với blogging thông thường, và kế hoạch tạo khóa học dưới 3 giờ hướng dẫn sử dụng Chrome extension để xây dựng frontend cho ứng dụng.

Day 9 - Profitable MVP in 30 Days - Launch day & first sale
Ngày thứ chín của thử thách Profitable MVP in 30 Days, chia sẻ về ngày ra mắt sản phẩm SoundBar trên các nền tảng như ProductHunt, Reddit và Hacker News, cùng niềm vui khi có được đơn hàng đầu tiên từ Reddit.

Day 7 - Profitable MVP in 30 Days - Nghĩ branding, làm landing page
Ngày thứ bảy của thử thách Profitable MVP in 30 Days, tập trung vào việc xây dựng thương hiệu cho ứng dụng SoundBar, bao gồm đặt tên, tạo slogan, thiết kế logo và xây dựng landing page.

Phỏng vấn khách hàng để kiểm tra ý tưởng
Hướng dẫn cách đặt câu hỏi hiệu quả khi phỏng vấn khách hàng tiềm năng để kiểm tra ý tưởng khởi nghiệp, với phân tích về câu hỏi tốt và câu hỏi xấu.

Association, Aggregation, Composition, Dependency là gì?
Giải thích rõ ràng về bốn mối quan hệ cơ bản trong lập trình hướng đối tượng - Association, Aggregation, Composition và Dependency với ví dụ cụ thể bằng Swift. Hiểu đúng các khái niệm này sẽ giúp bạn thiết kế phần mềm chuyên nghiệp hơn!

3 Nguyên tắc của Redux
Bài viết giải thích ba nguyên tắc cốt lõi của Redux và cách nó giải quyết vấn đề quản lý state trong ứng dụng React/React Native phức tạp.