Tại sao tôi muốn trở thành một Product Manager
Bài viết chia sẻ hành trình chuyển hướng sự nghiệp từ iOS developer sang Product Manager, phân tích lý do tác giả không phù hợp với lập trình thuần túy, giải thích vai trò và trách nhiệm của một Product Manager trong việc phát triển sản phẩm có giá trị, khả dụng và khả thi, cùng với những kỹ năng cần thiết để thành công trong vị trí này.

Tại sao mình muốn trở thành Product Manager
Như mình đã từng chém gió một bài trên Medium về thời gian mình bắt đầu code iOS. Lúc đó mình đang vào kỳ đầu năm 3. Mình có xem khá nhiều blog, video, podcast về lập trình nên mình hiểu được muốn phát triển được sự nghiệp thì phải specialize ( chuyên môn hóa ) ở một lĩnh vực, một ngôn ngữ, hay một framework như lập trình viên React Native, Node.js chẳng hạn.
Lúc đó mình chọn trở thành iOS developer. Cũng tự học rồi nhận dự án làm freelancer. Thấm thoát hơn một năm, nhìn lại và bắt đầu tự hỏi bản thân liệu mình có chọn đúng đường. Và câu trả lời là không.
Tại sao mình chắc chắn như vậy, dưới đây là những lý do: - Dù đã cố gắng nhiều lần tự học thuật toán nhưng mình chẳng bao giờ thích cả. Kể cả những khóa thuật toán hay nhất trên mạng hiện tại. Mình biết làm một lập trình viên mà không khá thuật toán thì chỉ phá team.
- Khi gặp bug mình khá khó chịu mặc dù chính mình tạo ra bug đó ( tại freelancer mà ). Chỉ mong code xong lấy tiền thôi chứ cũng chả quan tâm refactor hay optimize gì.
- Mình thích học rộng ở nhiều mảng như kinh tế, tâm lý học, UX, lập trình, marketing.
- Hơn 90% sách mình đọc trong thời đại học là về marketing, tâm lý học, kinh tế. Sách chuyên sâu về IT mình đọc ít hơn, chủ yếu là xem khóa học và đọc blog.
- Khi gặp những anh chuyên về marketing, kinh tế mình thấy nói chuyện rất hào hứng. Còn anh nào chuyên nói về kĩ thuật hardcore thì mình rất chán. - Trước khi định code tính năng gì đó, mình luôn đặt câu hỏi liệu user có cần nó trong trường hợp này và luôn tham khảo các ựng dụng tương tự trên thị trường. Nếu thấy không khả quan sẽ không làm tính năng đó luôn.
Thế là mình bắt đầu nghi ngờ bản thân và tìm hiểu những cơ hội nghề nghiệp mới.
Thú thật là trước đây mình chỉ biết IT có dev là test thôi. Sau này tìm hiểu mới biết có nhiều vị trí khác như Business Analyst, Product Owner, Product Manager, Scrum Master, DevOps, Data Science, vv.
Sau quá trình tìm hiểu, mình nhận thấy Product Manager là phù hợp với mình nhất. Vậy Product Manager ( PM ) là khỉ gì?
Product Manager là gì?
Công việc của một PM nói theo cách đơn giản theo Marty Cagan - tác giả quyển Inspired - quyển nổi tiếng về PM mình đang đọc:
to discover a product that is valuable, usable and feasible ( có thể phát triển sản phẩm giá trị cho người dùng và mang lại lợi ích cho công ty )
À, PM dù có chữ manager nhưng bạn không quản lý ai hết. Nhiệm vụ của bạn là quản lý sản phẩm. Công việc của bạn sẽ giao thoa giữa Business, UI/UX và Technology.
Technology : Bạn không cần thiết phải là người viết code nhưng bạn phải nắm được công nghệ và kĩ thuật xây dựng nên sản phẩm của mình để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Bạn cũng phải hiểu quy trình phát triển phần mềm để làm việc với dev User Experience : Bạn là người lắng nghe và thấu hiểu trải nghiệm của người sử dụng. Cũng như tech, bạn không cần phải trực tiếp làm UI/UX. Nhưng bạn cũng phải hiểu chúng, có thể vẽ wireframe, làm prototype. Business : Bạn là người tìm cách gia tăng tối đa giá trị của sản phẩm. Vì bạn không phải quản lý con người nên bạn không có quyền "ra lệnh" cho team dev phải thêm tính năng này, tính năng kia. Bạn cần có những lý do thuyết phục dựa trên lợi ích kinh tế để team dev "yên tâm" phát triển những tính năng đó
Kết
Có lẽ hiện tại PM đang phù hợp với mình nhất. Mình viết bài này có 2 mục đích chính.
Thứ nhất là muốn các bạn nào giống mình, đang còn phân vân nghề nghiệp trong ngành IT rộng lớn này, thì hãy thử những công việc mới. Bởi có rất nhiều việc liên quan đến IT không chỉ là dev và test đâu nhé.
Thứ hai là mình cũng muốn chia sẻ lại những gì mình biết về vị trí PM này trong quá trình học và làm việc. Thời gian sắp tới mình sẽ viết nhiều về PM hơn. Nội dung blog sẽ tập trung hơn trước. Hy vọng mọi người ủng hộ nhé.
Hẹn mọi người ở những post khác nhé.
image credit : xaviereusebio
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Tại sao bạn cần có một blog cá nhân
Bài viết phân tích những lợi ích của việc duy trì một blog cá nhân, từ việc học hỏi kỹ năng mới, cải thiện khả năng viết lách, đến tạo cơ hội nghề nghiệp và xây dựng thương hiệu cá nhân. Tác giả chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về hành trình viết blog, phân loại các kiểu blogger, và giải thích tại sao blog cá nhân có thể là công cụ hiệu quả hơn CV truyền thống trong việc giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng.

Sáng tạo? Câu chuyện về các CV
Bài viết chia sẻ về những CV sáng tạo và độc đáo trong lĩnh vực IT, nổi bật với các ví dụ như CV tương tác của Robby Leonardi, The Google Resume của Eric Ghandi và The Amazon Resume của Philippe Dubost. Tác giả phân tích cách những CV này nổi bật bằng thiết kế đặc biệt và cách tiếp cận sáng tạo, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp sự sáng tạo với kỹ năng chuyên môn thực tế.

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

Chi tiết mình validate idea với nocode - 3 tuần 60 sales - $567

Bị gấu bỏ vì không biết Big O là gì
Giải thích khái niệm Big O trong lập trình qua những ví dụ hài hước và dễ hiểu từ chuyện tình cảm đến chuyển phim JAV. Bài viết giúp bạn nắm vững độ phức tạp thuật toán với cách tiếp cận thú vị, từ O(1), O(log n), O(n) đến O(n²) mà không cần kiến thức toán học cao cấp.