Công ty một người
Bài viết giới thiệu về khái niệm 'Công ty một người' (Company of One) từ cuốn sách của Paul Jarvis, một mô hình kinh doanh tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận thay vì mở rộng quy mô. Tác giả so sánh giữa việc điều hành công ty lớn với nhiều nhân viên và mô hình công ty một người, phân tích ưu điểm của việc duy trì quy mô nhỏ nhưng hiệu quả cao, đồng thời chia sẻ những ví dụ thực tế về các cá nhân thành công với mô hình này trong lĩnh vực MMO, influencer và content creator.

Giới thiệu
Đã lâu rồi mình chưa viết bài review sách nào cũng như update cái reading list. Cái list này để cũng mốc meo rồi. Hôm nay mình sẽ cập nhật lại list cũng như review quyển sách Công ty một người (Company of One) của Paul Jarvis nhé.
Mình nghĩ quyển sách này sẽ phù hợp với những bạn làm freelancer, indie developer/designer/photographer, tác giả viết sách, vv (nói chung là trong nền kinh tế gig economy)
Định nghĩa công ty một người
Theo Paul Jarvis, định nghĩa của Công ty một người:
"A company of one is simple a business that questions growth"
Công ty một người không phải là công ty chỉ có một mình bạn , bạn có thể thuê, outsource các công việc cho người khác. Xây dựng công ty một người giúp bạn kiểm soát công công việc, cuộc sống, tránh bớt những áp lực, stress.
Xã hội dường như đã hình thành cho chúng ta định nghĩa về một công ty thành công như sau. Bạn phải làm việc càng nhiều càng tốt, và khi công ty tăng trưởng, nó phải tăng trưởng ở mọi mặt: doanh số, nhân sự, chi phí, tiếng tăm.
Những từ như growth, grow hacking, scale up ngày càng phổ biến.
Thực sự thì không phải ai cũng muốn xây dựng công ty triệu đô, thay đổi thế giới cả. Việc xây dựng được những công ty tầm cỡ như vậy đồng nghĩa người đứng đầu cũng sẽ đối mặt với những thử thách, trách nhiệm lớn lao hơn. Phải đối mặt với những bài toán phức tạp, trong đó là quản lý nhân sự, quản lý tài chính, dòng tiền.
Ví dụ có anh Tèo làm lập trình viên được vài năm, tách ra làm riêng một công ty outsource phần mềm. Trường hợp tích cực nhất là vừa ra riêng, anh ấy đã có lời. Doanh thu bình quân 1 năm khoảng 22 tỷ (1 triệu đô).
Công ty ảnh có khoảng 80 nhân viên. Mỗi nhân viên bình quân lương 15 củ/tháng.
15,000,0008013 ~= 15,6 tỷ (tính lương tháng 13, team building, party vv) cho nhân sự
Phí thuê mặt bằng văn phòng, giá cũng khoảng 10$/m2. Có 80 mạng thì cũng khoảng trên 100m2. Tính thêm quản lý, giữ xe, vệ sinh, lặt vặt nữa là: 15$/m2 (mình dùng giá bên officesaigon.vn)
(15$100m212) = 18,000$. ~= 414,000,000đ. Tiền điện: cho 8 triệu 1 tháng. 8,000,000*12 = 96,000,000đ
Chưa tính mấy khoảng như marketing, phí server, mua tool quản lý, văn phòng phẩm, thuế má thì công ty sẽ lời khoảng 5-6 tỷ. Trường hợp có nhiều founder thì anh Tèo phải chia tỷ lệ ra nữa.
Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như Tèo, và những giả định ở trên của mình đều là theo hướng tích cực nhất. Còn thực tế thì anh Tèo phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như nhân viên nhảy việc, thiếu dự án. Ví dụ một ngày có anh Tý trong công ty làm team leader nghỉ việc, kéo hết 30 nhân viên của anh Tèo ra làm riêng là anh Tèo nổ não ngay.
Cũng như anh Tèo, anh Tũn làm lập trình viên vài năm. Sau khi có vài mối quan hệ cũng ra làm riêng nhưng anh Tũn theo hướng công ty 1 người. Anh Tũn có thể kiếm ít tiền hơn anh Tèo (khoảng 1/2 của anh Tèo) nhưng có lifestyle thoải mái hơn. Anh Tũn không phải quản lý cả trăm nhân viên. Anh Tũn có nhiều thời gian cho gia đình hơn.
Với tư tưởng Công ty một người là vẫn giữ quy mô công ty nhỏ nhất có thể nhưng tăng tối ta lợi nhuận. Mình thấy một số anh ở VN cũng làm MMO (affiliate, dropshipping, đầu tư bitcoin, chứng khoán, vv) có khi chưa lập công ty nhưng số tiền kiếm được mỗi năm cũng vài tỷ.
Phần đầu của quyển sách thì Paul Jarvis đưa câu định nghĩa công ty một người là như vậy. Phần còn lại của quyển sách, bác ấy sẽ chứng minh thêm, xác định bạn có phù hợp xây dựng company of one, rồi cách xây dựng nó.
Với mình, cái tư tưởng công ty một người này cũng không có gì mới. Vì mình đã đọc qua một quyển cũng khá giống: Small Giants: Companies That Choose to Be Great Instead of Big, mình cũng là fan của trang indie hackers - một cộng đồng chia sẻ những dự án thành công (doanh thu > 50,000$ cũng khá nhiều) mà chỉ có 1-2 founder làm chính thôi.
Hay ngay ở VN, mấy bạn influencers, streamers, bloggers/vloggers, bán hàng online kiếm tiền còn hơn khối startup đang sống lay lắt qua ngày.
Nhưng mỗi người sẽ có một nguy nghĩ, mission riêng. Ai làm gì cũng được miễn là họ thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đang làm. Mình viết bài này chốt là để giới thiệu 1 quyển sách hay, 1 tư tưởng có thể mới với bạn. Mình không cổ xuý hay phán xét ai đâu nhé.
Kết
Mình nghĩ tư tưởng lớn nhất của quyển sách này nên xây dựng một công ty mà giảm thiểu tối thiểu chi phí tăng trưởng và tăng đối ta lợi nhuận. Còn bạn có suy nghĩ gì? Xây dựng công ty là phải có chí lớn, go big or go home hay bạn đồng ý với tư tưởng Company of one? Hãy để lại bình luận nhé.
Còn giờ thì...
Happy reading.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Cách làm giàu bằng thực lực
Phân tích triết lý làm giàu của Naval Ravikant, người sáng lập Angel List, qua tweet storm nổi tiếng 'How to Get Rich'. Bài viết giải thích sự khác biệt giữa thịnh vượng và tiền bạc, tầm quan trọng của thu nhập thụ động, và cách xây dựng sự giàu có bền vững thông qua kiến thức chuyên biệt và đòn bẩy không cần xin phép.

Trào lưu độc lập tài chính - nghỉ hưu sớm (FIRE) và Fat FIRE
Bài viết giới thiệu về hai khái niệm tài chính phổ biến: FIRE (Financial Independence, Retire Early) và Fat FIRE. Tác giả giải thích công thức áp dụng quy tắc 4% để đạt được độc lập tài chính, phân tích các rủi ro như lạm phát, và so sánh giữa FIRE thông thường với Fat FIRE - phiên bản nâng cấp cho phép chi tiêu dư dả hơn trong quá trình nghỉ hưu sớm.

Tài sản và dòng tiền (Asset & Cashflow) khác nhau thế nào?
Phân biệt giữa tài sản và dòng tiền trong đầu tư, cách chúng hoạt động và tầm quan trọng của việc xây dựng dòng tiền ổn định.

By-product
Khám phá khái niệm by-product - những sản phẩm phụ bất ngờ trong cuộc sống. Bài viết chia sẻ cách những hành động đơn giản như viết blog hay đọc sách có thể tạo ra giá trị không ngờ, từ mối quan hệ mới đến thay đổi nhận thức, và cách kết nối những điểm này theo triết lý của Steve Jobs.

Toàn tập về Optional trong Swift
Bài viết giải thích chi tiết về kiểu Optional trong Swift, từ lý do cần có Optional, cách sử dụng các kỹ thuật như Forced Unwrapping, Optional Binding, Implicitly Unwrapped Optionals, Nil coalescing và Optional Chaining, kèm theo các ví dụ code cụ thể để giúp lập trình viên iOS hiểu và áp dụng đúng cách.
![[Ebook] Tìm người nước ngoài nói chuyện tiếng Anh](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751210591%2Fkhoa_blog%2FEbook_T%25C3%25ACm_ng%25C6%25B0%25E1%25BB%259Di_n%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc_ngo%25C3%25A0i_n%25C3%25B3i_chuy%25E1%25BB%2587n_ti%25E1%25BA%25BFng_Anh_fe%2Ft%25C3%25ACm-ng%25C6%25B0%25E1%25BB%259Di-n%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc-ngo%25C3%25A0i-n%25C3%25B3i-chuy%25E1%25BB%2587n-ti%25E1%25BA%25BFng-Anh-Online.png.png&w=828&q=75)
[Ebook] Tìm người nước ngoài nói chuyện tiếng Anh
Hướng dẫn chi tiết các phương pháp tìm người nước ngoài để luyện nói tiếng Anh online. Bài viết giới thiệu ba cách chính: tham gia nhóm học trên Paltalk, sử dụng trang trao đổi ngôn ngữ italki.com, và thuê giáo viên bản xứ. Tác giả chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, mẹo chọn giáo viên phù hợp, và các chủ đề thú vị để trò chuyện với người bản xứ.