Định kiến công nghệ
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc thay đổi quan điểm từ chỗ chê bai React Native và JavaScript đến khi thực sự hiểu và đánh giá cao chúng. Tác giả phân tích về định kiến công nghệ, tác hại của nó trong cộng đồng lập trình, và khuyến khích lập trình viên nên có tư duy cởi mở (open-minded) khi tiếp cận công nghệ mới.

React Native cùi bắp, Javascript bullshit
Mấy tháng trước, lúc React Native (RN) chuẩn bị hot, Ionic cũng ra phiên bản version 2. Mình cũng bắt đầu học thử 2 món trên. Lúc đó cũng lên đọc sơ qua document của Javascript và nhảy vào RN và Ionic luôn.
Sau khi mò vài bữa, mình nhận xét là Javascript quá phổ biến mà cũng quá sida, syntax tào lao bí đao và quyết định hem học nữa. Với mình lúc đó Swift là số một, syntax rõ ràng, viết code như tiếng Anh rất sướng tay. Mình cũng khuyên mọi người nên chọn Swift làm ngôn ngữ lập trình đầu tiên luôn.
Thay đổi
Gần đây, mình nhận một dự án startup nên phải dùng công nghệ cross-platform để tiết kiệm chi phí. Thị trường đang hot bây giờ thì cũng những cái tên quen thuộc: Xamarin, React Native, Ionic.
Mình quyết định chọn React Native vì đơn giản nó đang trên đỉnh của trending, rất nhiều post trên Medium nói về RN. Lý do thứ hai là mình bắt đầu cảm thấy chán Swift, cũng không hiểu từ một thằng rất thích Swift lại đâm ra chán nhanh như vậy. Có lẽ mình muốn viết app cho Android luôn nhưng Swift chưa làm được nên đâm ra ức chế.
Lần này mình học từ từ, đi sâu vào cách hoạt động của RN như props, state, component, flexbox và học kĩ càng về Redux.
Khi bỏ thời gian nghiêm túc ra tìm hiểu, mình phải công nhận là RN nó hay thật. Nó rất dễ học và dễ làm hơn mình nghĩ mấy tháng trước, thiết kế UI rất đẹp, nhanh, app logic thì có Redux với unidirectional data flow khác hoàn toàn với MVC như trước đây mình thường làm.
Javascript cũng không sida như mình đã nghĩ. Nó lạ chứ không phải bullshit. Có nhiều cái hay như dynamic typing, destructuring assignment, spread syntax, arrow function, Và giờ mình lại thích ẻm nhiều hơn Swift luôn. Và mình lại muốn quay một khóa học về Javascript chứ không phải Swift nữa.
Định kiến về công nghệ
Định nghĩa từ định kiến trên wikipedia:
Định kiến hoặc thành kiến là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành, trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể
Định kiến công nghệ
Định kiến công nghệ là quan điểm đã được hình thành trước khi hiểu rõ về một ngôn ngữ/công nghệ. Tệ hơn, khi thấy ai xài ngôn ngữ/công nghệ đó sẽ bĩu môi chê bai không thương tiếc.
Không phải riêng gì mình, mình từng nghe những ý kiến như Facebook không phải là công ty chuyên về dev tool như Microsoft nên React Native sẽ cùi hơn Xamarin, hay Facebook từng shutdown Parse rồi, nên React Native cũng có khả năng die.
Tác hại của định kiến công nghệ
Người nào có định kiến về một công nghệ rồi thì sẽ có xu hướng hem học nó, chê nó, tuyên truyền với mọi người đừng nên đụng vào nó. Chưa kể anh em mất lòng nhau khi một thằng cứ chê công nghệ/ngôn ngữ mình đang dùng mà nó chả hiểu gì về công nghệ đó. Đây cũng là nguyên nhân gây war trên mạng. Rồi mấy em mới học lập trình thấy nhiều ý kiến trái chiều vậy không biết học gì làm gì luôn.
Kết luận
Tiếng Anh có từ là open-minded, tức là sẵn sàng học cái mới, không định kiến và có suy nghĩ khách quan. Thiết nghĩ mỗi lập trình viên cũng nên open-minded về công nghệ. Mỗi công nghệ đều có cái hay, cũng đừng nên vội vàng kết luận chi chưa hiểu rõ về nó.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Bài này không phải AI viết
Suy ngẫm chân thành về giá trị của việc viết thủ công trong kỷ nguyên AI. Dù AI có thể tạo nội dung hiệu quả, bài viết này là lời khẳng định về sự kết nối cá nhân và giá trị độc đáo mà con người mang lại cho văn bản của mình.

7 việc liên quan đến IT nhưng không cần phải code
Khám phá 7 nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành IT mà không đòi hỏi kỹ năng lập trình - từ Tester, BA đến Product Manager, tất cả đều mang lại cơ hội phát triển sự nghiệp và thu nhập tốt cho những người yêu công nghệ nhưng không thích code!

9 lý do tại sao bạn nên mua máy đọc sách Kindle
Bài viết chia sẻ 9 lý do thuyết phục để đầu tư máy đọc sách Kindle, từ công nghệ E-Ink thân thiện với mắt, pin trâu đến khả năng học tiếng Anh hiệu quả với từ điển tích hợp. Tác giả phân tích chi tiết những ưu điểm vượt trội như tính tiện lợi, trải nghiệm đọc sách tuyệt vời và tính kinh tế so với sách giấy, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện trước khi quyết định mua thiết bị này.

7 cách để cập nhật công nghệ mới
Khám phá 7 phương pháp hiệu quả để luôn cập nhật với xu hướng công nghệ mới nhất. Từ việc theo dõi các chuyên gia trên Twitter, GitHub đến tham gia các hội thảo và cộng đồng lập trình, bài viết cung cấp hướng dẫn thiết thực giúp lập trình viên không bị tụt hậu trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt.

Bitcoin Domain (.btc) là gì? Cách mua như thế nào?
Tìm hiểu về Bitcoin Domain (.btc) và cách mua domain này

Sự ổn định trong khởi nghiệp
Bài viết phân tích sự đánh đổi giữa doanh thu cao ngắn hạn và doanh thu thấp dài hạn trong khởi nghiệp. Tác giả so sánh hai mô hình: startup có doanh thu $10k-$20k/tháng trong 4 tháng và startup có doanh thu $1k/tháng trong 3 năm, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm của mỗi mô hình. Bài viết cũng thảo luận về tầm quan trọng của sự ổn định, chiến lược exit, và cách xây dựng kế hoạch kinh doanh bền vững cho người khởi nghiệp.