Review các trang học lập trình trực tuyến phần 1
Đánh giá chi tiết về Coursera - nền tảng học trực tuyến liên kết với các đại học hàng đầu thế giới, cung cấp các khóa học chất lượng cao với nhiều lĩnh vực từ lập trình cơ bản đến chuyên sâu.

Như mình đã chia sẻ trong một số bài viết trước, mình là kiểu người thích ở nhà nghiên cứu và tự học. Đương nhiên, tự học cũng cần có người chỉ dẫn cũng như nguồn tài liệu để mình có thể đi đúng hướng. Mình thích nhất là các khóa học trực tuyến trên mạng, vì thế bài viết này mình sẽ giới thiệu hầu như tất cả các trang mình đã từng học qua. Tất cả các trang này đều thanh toán qua thẻ thanh toán quốc tế nhé. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn trên con đường tự học cũng như có thể bổ sung kiến thức cho bản thân nhé.
Phần 2: Pluralsight - Miền đất hứa cho .NET Developer
-
Coursera
Giới thiệu:
Coursera là một trong những trang học online mình biết đầu tiên. Điểm mạnh của Coursera là sự liên kết với các đại học hàng đầu của thế giới như MIT, Harvard, Yale,vv Vì thế chất lượng khóa học là điều không thể bàn cãi. Nội dung tập trung vào những kiến thức nền tảng với rất nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ riêng lập trình. Với học lập trình trực tuyến, hiện tại mình thấy Coursera có các khóa từ cơ bản như phương pháp lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lập trình hướng đối tượng Java đến phát triển, vận hành phần mềm.
Specialization
Ngoài ra, Coursera còn cung cấp các gói Specialization theo chủ đề.
1 Specialization có từ 3 đến 6 khóa nhỏ bên trong cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của một chủ đề nào đó. Và đặc biệt hơn nữa là các lĩnh vực tương lai, hot ở Việt Nam được ít người biết đến cũng như ít cơ sở giảng dạy bài bảng như Machine Learning (máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và IoT ( internet of things), Data Science, Robotics, vv đều có các gói Specialization như vậy cho bạn học.
Thêm nữa, gần đây cũng theo xu hướng phát triển của các trang học online khác, Coursera không những có các khóa học mạnh về lý thuyết cơ bản mà còn có nhiều khóa áp dụng thực hành cũng nhưng dạy về một công nghệ đang hot trên thị trường. Tiêu biểu là các gói Specialization về Game Design Unity3D, phát triển web Ruby on Rails, Graphic Desgin, vv.
Giao diện một Specialization trên Cousera
Kiểm tra và chứng chỉ
Đặc biệt hơn, cuối mỗi Specialization sẽ là một Capstone Project, với Capstone Project học viên sẽ được hướng dẫn là một project thực tế với những kiến thức đã được học trong gói Specialization đó. Ví dụ gói Specialization Machine Learning project là xây dựng hệ thống gợi ý sản phẩm như trang Amazon. Và Coursera mời cả 2 chuyên gia trí truệ nhân tạo của Amazon về dạy (Mình chỉ đọc phần giới thiệu chứ chưa học khóa này).
Một điểm mạnh của Coursera là phần kiểm tra, đánh giá học sinh để cấp chứng chỉ. Bạn biết rồi đấy, có một chứng chỉ từ một trường đại học danh tiếng kẹp vào CV hoặc Linkedin cũng "đẹp" hơn là không có gì. Hình thức kiểm tra trên Coursera có Peer to peer, submit code, quiz. Peer to peer là các học viên trong khóa đó chấm qua lại với nhau. Submit code và quiz thì tự động do hệ thống chấm, cứ đủ điểm thì sẽ pass. Nếu pass hết tất cả assignment thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ.
Finanical aid
Để có thể làm bài kiểm tra cũng như lấy chứng chỉ, bạn cần phải đóng tiền để học. Tuy nhiên, lại một lần nữa phải "nghiêng mình kính phục" với Coursera vì những gì họ đã đóng góp cho cộng đồng qua việc cấp financial aid cho học sinh. Financial aid là một dạng hỗ trợ tài chính toàn phần. Bạn chỉ cần viết khoảng vài câu "bảy tỏ" sự khó khăn trong việc đóng học phí, Coursera sẽ kiểm duyệt và cho phép bạn học miễn phí để được làm assignment cũng như lấy được chứng chỉ. Nhưng các bạn cũng không nên lạm dụng xin financial aid mà không hoàn thành khóa học, gây ảnh hưởng đến các bạn xin financial khác.
Nhược điểm?
Còn nói về nhược điểm của Coursera? Theo mình thì Coursera không có nhược điểm nào hết. Coursera, một trang web MOOC hàng đầu thế giới, cung cấp các khóa học từ các trường số một thế giới, hỗ trợ kiểu tra, cung cấp chứng chỉ, hỗ trợ thảo luận hỏi bài, hệ thống video có subtitle, và hoàn toàn miễn phí với mọi người,vv thì làm sao có thể nêu ra khuyết điểm nữa.
Kết luận:
Mình xếp Cousera vào đầu danh sách vì nó quá tuyệt vời. Nó là trang học lập trình cũng như các lĩnh vực khác trực tuyến hàng đầu hiện nay. Ở những phần sau, mình sẽ review cũng như giới thiệu đến các bạn các trang học online mà mình từng trải nghiệm khác. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau nhé.
Mọi ý kiến đóng góp hãy comment ngay bên dưới nha!
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

Pathos Problem trong khởi nghiệp
Phân tích về hội chứng Pathos trong khởi nghiệp - khi founder đặt cái tôi quá cao và tìm kiếm sự công nhận thay vì lắng nghe phản hồi thực tế.
