IT có cần bằng đại học không?
Bài viết phân tích lý do tại sao bằng đại học vẫn rất quan trọng trong ngành IT, từ việc cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc, cơ hội kết nối và thực tập, đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho tìm kiếm việc làm, học lên cao và phát triển sự nghiệp lâu dài trong ngành công nghệ thông tin.

Hôm nay mình sẽ trả lời câu hỏi từ bạn Duy Thuận
Câu trả lời ngắn ngọn cho bạn, RẤT CẦN. Còn dưới đây là lý do cần học và lấy bằng đại học nhé!
Kiến thức nền tốt hơn
Khi học đại học bạn sẽ được học kĩ các kiến thức về cấu trúc dữ liệu & giải thuật, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, các môn về khoa học máy tính nói chung. Những môn này khó học một mình được tại nặng lý thuyết quá, nếu không học đại học mình sẽ chẳng bao giờ đụng vào mấy quyển như kiến trúc máy tính đâu. Mà nhiều khi nếu tự học, bạn cũng không biết đến sự tồn tại của nó đấy chứ!
Ngoài ra bạn cũng sẽ được học mấy môn Toán như Rời rạc, Xác suất thống kê, Giải tích,vv
Mà học Toán sẽ tăng tư duy cũng như ứng dụng vào IT. Chẳng hạn sau này bạn muốn nghiên cứu machine learning, bạn cần phải có kiến thức Toán à nha!
Học sinh, sinh viên mình hay chê Việt Nam chỉ toàn dạy lý thuyết suông! Nhưng mà trong nhiều trường hợp lý thuyết rất có ích đó.
Có định hướng hơn
Dù học IT ở bất kỳ trường nào, bạn cũng sẽ có một chương trình đào tạo cụ thể, rõ ràng. Chương trình này được các thầy trong khoa có nhiều kinh nghiệm thiết kế ra. Dù đúng dù sai thì bạn cũng được học theo một lộ trình cụ thể, khoa học.
Nếu bạn tự học thì đôi khi sẽ bị khớp, quá tải, chẳng biết học cái nào trước, cái nào sau.
Bản thân mình mà không học đại học cũng không biết được sự tồn tại của Lập trình hướng đối tượng, design pattern, vv đâu.
Đại học như một tấm bảng đồ, dù bản đồ có xấu, có đẹp, dễ hiểu, hay khó hiểu thì một điều chắc chắn là bạn sẽ không bị lạc đường, trừ khi bản đồ lậu ( trường dỏm )
Tìm đồng đội
Đại học là nơi có thể tìm được những đồng đội cùng chung chí hướng. Lúc xưa mình trẻ trâu cứ nghĩ rằng học IT có thể solo phát triển được, một mình cân hết vụ trũ, cứ viết ra được cái app là thành công. Thực tế thì không dễ ăn như vậy.
Mình chưa từng thấy công ty startup nào mà chỉ phát triển từ một người. Đa số đều đều có những co-founder, nhưng chúng ta chỉ biết đến những người có cổ phần lớn nhất mà thôi.
Chẳng hạn Facebook có Mark Zuckerberg, Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes (thực ra mình copy thôi, chứ cũng không biết mấy ông này ). Microsoft có Bill Gates, Paul Allen, ( ông Paul này mình biết nè ^.^ ), Apple có Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne
Chú cứ code đi, để anh đi spam quảng cáo cho! - Steve
Đa số mấy startup này, mấy ông co founder gặp nhau, biết nhau từ lúc đại học. Biết đâu bạn có thể gặp những anh em cùng chung chí hướng để phát triển sự nghiệp sau này tại giảng đường đại học thì sao?
Học lên cao hơn, du học
Việt Nam dù gì cũng nhiều bất cập, có bằng đại học sẽ giúp bạn học lên cao hơn, du học và tìm cách định cư ở nước ngoài. Đây cũng là một con đường đúng đắn phải không nào?
Tìm kiếm việc làm dễ hơn
Nhiều công ty có các bộ lọc CV, ví dụ CV không có bằng đại học là cho out vòng gửi xe rồi.
Ngoài ra nhiều công ty cũng đặt sẵn các suất thực tập tại trường đại học. Ví dụ trường mình, công ty cũng đến thẳng trường tuyển thực tập sinh hay mở các hội thảo, event kiểu “chợ việc làm” phỏng vấn cái đi làm luôn chẳng hạn.
Mình trong một hội chợ việc làm
Ít áp lực hơn :)
Mình biết nhiều bạn nung nấu mộng khởi nghiệp, xây dựng công ty các kiểu. Đại học là khoảng thời gian bạn có thể còn phụ thuộc và gia đình, không phải lo lắng quá nhiều về cơm áo gạo tiền. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để gia tăng kiến thức, ra sức học tập kĩ năng chuyên môn, networking,vv.
Điều quan trọng nhất là bạn có thể thất bại nhiều lần, trải nghiệm những giây phút tiền mãng teen và trẻ trâu của mình mà không bị xã hội lên án :)).
Mọi câu hỏi thắc mắc, câu hỏi về IT, tình yêu hôn nhân và gia đình, bạn có thể gửi email về khoa@niviki.com.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

Tổ chức ý tưởng viết blog với Workflowy
Hướng dẫn cách sử dụng Workflowy để ghi lại và tổ chức ý tưởng viết blog, giúp người viết không bị quên ý tưởng và luôn có chủ đề để viết.

Day 1 - Profitable MVP in 30 Days - Tìm kiếm & đánh giá ý tưởng
Bài viết ngày đầu tiên của thử thách 30 ngày xây dựng MVP có lợi nhuận, tập trung vào việc tìm kiếm và đánh giá ý tưởng. Tác giả chia sẻ cách tìm ý tưởng từ vấn đề cá nhân, phân tích ưu nhược điểm của phương pháp này, và giới thiệu ba ý tưởng ban đầu: Speed Reading Chrome Extension, Pomodoro Timer app và ứng dụng nghe nhạc YouTube.